David Warren (tên đầy đủ: David Ronald de Mey Warren AO) là một nhà khoa học hàng không người Úc, nổi tiếng với bộ lưu trữ phát minh (ngày nay gọi là hộp đen)
David Warren (1925-2010) sinh vào ngày 20-3-1925 tại trường truyền giáo trên Groote Eylandt thuộc Vịnh Carpentaria, Bắc Úc.
Ban đầu, ý tưởng về thiết bị ghi âm buồng lái của David Warren không được đón nhận vì liên đoàn phi công giận dữ, gọi máy ghi âm của David là một thiết bị rình mò, đồng thời tuyên bố "không máy bay nào được phép cất cánh từ Australia nếu nó cài máy ghi âm". Nhưng giờ đây, "hộp đen" trở thành thiết bị không thể thiếu trên các chuyến bay dân dụng.
Ngày 19-10-1934, cha của ông đã qua đời vì tai nạn máy bay. Món quà cuối cùng ông để lại cho cậu con trai 8 tuổi, David, là một chiếc radio mà cậu bé luôn coi như báu vật. Món quà từ người cha quá cố đã truyền cho David niềm đam mê bất tận với khoa học.
Ở độ tuổi ngoài 20, David Warren có bằng Khoa học tại Đại học Sydney, bằng Sư phạm tại Đại học Melbourne và bằng tiến sĩ Hóa học tại Đại học Hoàng gia London. Chuyên môn của ông là khoa học tên lửa và David từng là nhà nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Hàng không (ARL) thuộc Bộ Quốc phòng Australia.
Năm 1953, David tham gia một hội đồng chuyên gia nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi vì sao "British de Havilland Comet", chiếc máy bay phản lực thương mại đầu tiên trên thế giới liên tục rơi. Thiết kế này được xem là niềm hy vọng mới của kỷ nguyên hàng không vào thời điểm ấy.
"Mọi người bàn tán xôn xao về khả năng có sai sót trong khâu đào tạo nhân viên hàng không và phi công cùng với rất nhiều những thứ khác mà tôi chẳng hiểu gì", giáo sư David Warren 50 năm sau nhớ lại.
"Tôi chỉ nghĩ về thứ mà tôi được thấy một tuần trước tại hội nghị thương mại đầu tiên sau chiến tranh của Sydney, chiếc Miniphon, thiết bị đến từ Đức, thứ được coi là máy ghi âm bỏ túi đầu tiên trên thế giới". Khả năng một máy ghi âm được mang lên máy bay và không bị phá hủy khi tai nạn xảy ra là rất hiếm. Nhưng nếu tất cả các phi cơ hoạt động trên bầu trời đều có một thiết bị thu âm nhỏ trong buồng lái thì sao?
Nếu nó có thể chịu đựng được một vụ va chạm thì các nhà điều tra tai nạn sẽ không phải bối rối đi tìm lời giải như bây giờ bởi họ sẽ có đoạn ghi âm ngay tại thời điểm trước khi máy bay rơi. Ít nhất, họ có thể biết phi công nói và nghe thấy gì.
Sau nhiều lần bị cấp trên từ chối ý tưởng, David không thể làm gì nhiều để hiện thực hóa ý tưởng, song ông lại không thể thoát khỏi suy nghĩ về nó. Và cuối cùng vào một ngày năm 1958, khi thiết bị ghi âm buồng lái đã được hoàn thiện và hoạt động trơn tru, phòng thí nghiệm được đón một vị khách bất thường từ Anh, bạn của giám đốc Coombes.
Thiết bị thô sơ do David Warren thiết kế trở thành thiết bị đầu tiên có khả năng lưu trữ âm thanh kết hợp với dữ liệu của thiết bị bay, một bước đột phá lớn trong công nghệ hàng không, theo Google. Ngày nay, phát minh hiện đại tương đương nguyên mẫu của Tiến sĩ David Warren là thiết bị bắt buộc trong buồng lái trên toàn thế giới, đóng vai trò không thể thiếu trong việc cải tiến không ngừng các tiêu chuẩn an toàn hàng không, Google nhấn mạnh.
Google Doodle ngày 20.3 mang thông điệp cảm ơn sự cống hiến quên mình của Tiến sĩ David Warren để việc đi lại bằng máy bay trở nên an toàn hơn cho mọi người ở khắp mọi nơi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận