Trang CNN đăng tải bài viết nêu lên thực trạng, tình trạng làm thêm giờ xảy ra thời gian dài, đặc biệt sau đại dịch các công ty thiếu nhân lực đã tìm mọi cách vắt kiệt sức lao động của nhân viên. Điều này đã dẫn đến một phong trào "nghỉ việc trong im lặng" ở nhân viên trẻ tuổi.
Thực chất, đây là hình thức các nhân viên phản ứng lại việc bị ép làm việc thêm giờ. Họ cùng rủ nhau "nói không" với làm thêm giờ, trả lời tin nhắn của sếp vào buổi tối hay nhận thêm các đầu mục công việc mới mà không được trả lương.
Giới trẻ không mấy hứng thú làm thêm giờ (ảnh minh họa)
Đây là những điều thường xuyên xảy ra ở một số công ty vào thời điểm sau đại dịch, khi họ thiếu nhân lực làm việc. Các công việc tồn đọng buộc nhà quản lý phải dùng giải pháp chia đều các đầu công việc cho khối nhân lực có sẵn.
Giải pháp này của đơn vị sử dụng lao động đã mang lại những hệ lụy cho chính nhân viên của họ. Một nghiên cứu mới đây của Octavia Goredema chỉ ra rằng: các nhân viên, đặc biệt là nữ giới, đối diện với tình trạng kiệt sức và không thể duy trì làm việc hiệu quả.
Cũng theo chuyên gia, xu hướng "nghỉ việc trong im lặng" này cũng lợi bất cập hại. Khi người trẻ áp dụng cách thức này có thể khiến họ cảm thấy phân định được rõ ràng, đánh giá được mức độ quan trọng của công việc được giao để sắp xếp thứ tự ưu tiên.
Tuy nhiên, "nghỉ việc trong im lặng" này cũng vô tình khiến họ rơi vào nguy cơ bị sa thải, mất việc làm. Nhưng bất ngờ hơn, gần một nửa Gen Z được khảo sát vẫn sẵn sàng nghỉ việc trong vòng 2 năm tới. Mối quan tâm hiện tại của những người trẻ khi đi làm sẽ bao gồm: cân bằng giữa công việc, đời sống và cơ hội phát triển bản thân.
Như vậy, xu hướng "nghỉ việc trong im lặng" được nhận định sẽ còn tiếp diễn và lan rộng trong giới trẻ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận