Trạm hoạt hình

Vì sao cả thế giới 'phát cuồng' vì anime? (phần 1)

HÀ TRÂM

Đăng lúc 08:36 | 29/04/2025

Anime từng là món 'đặc sản' kén người xem ngoài châu Á. Vậy mà giờ đây Naruto, Luffy hay Tanjiro đã trở thành những cái tên quen thuộc với khán giả đại chúng trên toàn thế giới.

Thập niên 1990, fan Mỹ phải lùng sục băng VHS, DVD "lậu" để xem Dragon Ball Z hay Sailor Moon. Nhưng giờ đây, Naruto, Luffy hay Tanjiro đã trở thành những cái tên quen thuộc với khán giả đại chúng. 

Từ nước Mỹ cho đến châu Âu, châu Phi, đâu đâu cũng thấy dấu ấn anime. Sự phổ biến của anime đang bùng nổ chưa từng có, biến nó từ văn hóa ngách thành hiện tượng toàn cầu.

Anime - Ảnh 1.

Anime vươn tầm thế giới với tốc độ "tên lửa"

Không phóng đại khi nói anime đang "phủ sóng" khắp nơi. Theo dữ liệu từ trang Parrot Analytics cho thấy nhu cầu xem anime toàn cầu đã tăng 118% chỉ trong hai năm gần đây, biến anime thành một trong những thể loại nội dung phát triển nhanh nhất thời kỳ đại dịch.

Ngành công nghiệp anime Nhật Bản cũng lập kỷ lục doanh thu gần 3,34 nghìn tỉ yen trong năm 2023, tăng hơn 14% so với năm trước. Đáng chú ý, lần đầu tiên doanh thu từ thị trường quốc tế (51,5%) vượt nội địa (48,5%) - dấu mốc cho thấy thế giới đang "khát" anime hơn cả quê hương Nhật Bản.

Anime - Ảnh 2.

Các thương hiệu anime đình đám liên tục công phá thị trường toàn cầu. Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba My Hero Academia thu hút lượng fan khổng lồ từ Á sang Âu. One Piece tung hoành suốt hơn 100 quốc gia, Pokémon trở thành hiện tượng văn hóa pop xuyên biên giới.

Yếu tố thúc đẩy anime phát triển mạnh mẽ chính là Internet và phát trực tuyến. Ngày nay, người xem toàn cầu có thể thưởng thức anime gần như đồng thời với Nhật Bản qua các nền tảng trực tuyến.

Anime đã thật sự trở thành một phần của dòng chảy văn hóa toàn cầu, một "món ăn tinh thần" xuất khẩu văn hóa thành công rực rỡ của Nhật Bản.

Anime - Ảnh 3.

Tại Mỹ, anime đã có màn lột xác ngoạn mục. Nếu trước kia anime bị gắn mác "hoạt hình trẻ con" hay chỉ dành cho "mọt phim" thì nay nó đường hoàng sánh vai cùng các show Hollywood trên Netflix và sóng truyền hình.

John Ledford - một "cựu binh" trong ngành (người sáng lập Sentai Filmworks và dịch vụ phát trực tuyến HIDIVE) cho biết anime vào những năm 1990 chỉ được chiếu lúc khuya trên Cartoon Network, còn khán giả thì lèo tèo.

Đến hiện tại, anime đã đi vào đời sống thường nhật của người Mỹ. Từ học sinh, sinh viên đến giới văn phòng, ai cũng có thể là fan anime. Thậm chí, Netflix báo cáo hơn 50% người dùng của họ đã xem ít nhất một tựa anime trong năm 2021 - một con số đáng kinh ngạc cho thấy anime đã len lỏi vào mọi ngóc ngách thị trường.


Anime - Ảnh 4.

Không chỉ trên màn ảnh nhỏ, anime còn công phá màn ảnh rộng tại Mỹ. Năm 2021, bộ phim Demon Slayer: Mugen Train làm nên lịch sử khi đạt doanh thu hơn 21 triệu đô la trong tuần mở màn tại Bắc Mỹ, trở thành phim ngoại ngữ có mở màn cao nhất mọi thời đại ở thị trường này.

Khán giả xếp hàng dài ở rạp chiếu, chứng minh rằng sức hút của anime chẳng thua kém bom tấn Hollywood. Cảnh tượng fan hóa trang thành nhân vật anime (cosplay) tràn ngập các sự kiện như Anime Expo ở Los Angeles - vốn thu hút hàng trăm nghìn người tham dự mỗi năm nay đã quá đỗi bình thường.

Vì sao cả thế giới 'phát cuồng' vì anime? - Ảnh 7.'Công chúa Mononoke' và cái giá suýt phải trả của Ghibli Vì sao cả thế giới 'phát cuồng' vì anime? - Ảnh 8.Drama làng manga: nHentai đối diện nguy cơ 'bay màu' vì kiện tụng bản quyền Vì sao cả thế giới 'phát cuồng' vì anime? - Ảnh 9.Giải mã cơn sốt Solo Leveling: 5 tập lọt Top manga bán chạy - Chuyện gì đang xảy ra?
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới Trạm Hoạt Hình