Từ khi bắt đầu cầm bút viết nên những quyển sách cho đến khi qua đời, Kim Dung đã viết tổng cộng 15 cuốn tiểu thuyết. Những cuối tiểu thuyết do Kim Dung chấp bút đều là những tác phẩm kinh điển và cảm động khiến người đọc mê mẩn.
Với sự phát triển của thời đại, hầu hết những tác phẩm văn học hấp dẫn của ông một thời đã được đưa lên màn ảnh.
Với nội dung cốt truyện được đánh giá rất cao và thành công vang dội nên có nhiều bộ tiểu thuyết được chuyển thể và làm đi làm lại hơn chục lần. Ví dụ như tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ được làm lại 13 lần, Anh hùng xạ điêu được làm lại 9 lần, Thiên long bát bộ cũng được dựng thành phim ít nhất 8 lần, Thần điêu đại hiệp cũng có ít nhất 14 phiên bản,...
Nhưng, nếu xem kỹ tất cả các tác phẩm của Kim Dung, chắc hẳn mọi người sẽ thấy một điều kỳ lạ và thắc mắc tại sao nhiều tác phẩm khác đều được làm đi làm lại nhưng chỉ duy nhất một tác phẩm lại chỉ có thể chuyển thể một lần duy nhất mà không có lần thứ hai. Đó chính là tác phẩm Việt nữ kiếm.
Vào năm 1986, đài truyền hình ATV đã sản xuất bộ phim Việt nữ kiếm dài 20 tập với sự tham gia của "mỹ nhân hành động" Lý Trại Phượng và Nhạc Hoa.
Việt nữ kiếm là một tiểu thuyết võ hiệp ngắn được ra mắt vào tháng 1-1970, khi tờ Ming Pao được thành lập. Vào thời điểm đó, cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Kim Dung là Lộc đỉnh ký đã được xuất bản nhiều kỳ. Từ bài luận kèm theo của tác giả và lời giải thích cho “Ba mươi ba kiếm sĩ", Kim Dung ban đầu đưa vào cuốn tiểu thuyết ngắn Việt nữ kiếm.
Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, sau khi viết xong Việt nữ kiếm, Kim Dung đã không viết tiếp. Vì vậy, Việt nữ kiếm chỉ là một truyện ngắn không nhiều tình tiết và nhiều drama như những tác phẩm khác của Kim Dung. Nhưng câu chuyện về Việt nữ kiếm vẫn có khái niệm độc đáo của riêng mình, cho dù là trọng tâm hay cốt truyện.
Việt nữ kiếm vừa thể hiện tình cảm lịch sử và thể hiện bi kịch của bản chất con người, sự đan xen giữa lòng căm thù dân tộc và tình yêu cá nhân càng làm tăng thêm sức nặng và dư vị vô hạn.
Nhân vật chính của câu chuyện là A Thanh - một cô gái rất giỏi kiếm thuật và Phạm Lãi - người đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô.
Trong quá trình này, A Thanh đã yêu Phạm Lãi, nhưng Phạm Lãi lại thương Tây Thi khiến A Thanh có ý định giết Tây Thi. Cuối cùng, sau khi nhìn thấy Tây Thi, A Thanh không thể chấp nhận được việc làm tổn thương một người phụ nữ xinh đẹp như Tây Thi và bỏ đi.
Mấu chốt nằm ở A Thanh và Tây Thi. Một đạo diễn đã từng đưa ra lý do chính vì sao Việt nữ kiếm không được làm lại, là vì nữ chính viết quá đẹp nên không ai dám diễn.
Tây Thi vốn là một trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử. Đôi mắt nàng sáng trong như suối, làn da mềm mại thanh tú hơn mây trắng, đôi môi mỏng manh, sống động hơn hoa.
Là nhân vật chính, A Thanh có thể thua kém một chút về sắc so Tây Thi, nhưng khí chất độc đáo của A Thanh thì không hề thua kém với Tây Thi. Khuôn mặt hạt dưa, làn da trắng trẻo, dáng vẻ rất xinh đẹp. Lớn lên trong rừng sâu, cô có tính cách ngây thơ và lãng mạn, tính cách bất cần đời nhưng tính tình thẳng thắn...
Nếu Tây Thi xinh đẹp dịu dàng thì A Thanh giản dị và hào hoa. Và hiển nhiên, cả hai đều là mỹ nhân. Để tìm được hai diễn viên xinh đẹp, đối trọng với nhau như vậy thật không dễ. Đây có lẽ là một phép thử khó khăn dành cho đạo diễn lẫn diễn viên.
Hơn nữa, bản thân Việt nữ kiếm không phải là một cuốn tiểu thuyết, nó rất ngắn. Đối với một bộ phim truyền hình, làm thế nào để một câu chuyện ngắn không nhàm chán và không bị vô lý là một vấn đề nan giải.
So với các tác phẩm khác của Kim Dung, việc lựa chọn Việt nữ kiếm từ chủ đề đến diễn viên là một bài toán khó, tốn nhiều thời gian và công sức. Thêm vào đó, danh tiếng không mấy lớn nên nhiều đạo diễn chỉ có thể dừng chân khi đối mặt với tác phẩm này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận