… Joker (không sang chảnh như trong Batman đâu, đừng tưởng bở!)
Kiểu người này vẫn hy vọng không có ai bị lừa bởi giọng nói trong WhatsApp cho rằng chính quyền đang nấu một chiếc lasagne khổng lồ trong sân Wembley để… nuôi sống dân London. Nhưng mà, rủi thay, nhiều người bị đứt dây cười nên không chịu… hiểu
Một ví dụ khác, nghiêm trọng hơn một chút, là một người-thích-đùa chụp screenshot một đoạn văn giả của chính quyền tuyên bố rằng người nhận tin đã bị phạt vì rời khỏi nhà quá nhiều lần. Anh chàng hay cô nàng thấy dùng nó để hù dọa những người phá luật phong tỏa cũng… vui.
Sau một hồi quyến dụ người theo dõi chia sẻ trên Instagram, đoạn văn ở trên len lỏi vào các nhóm trên Facebook, thế là các công dân gương-mẫu coi đó là thật. A-lê-hấp.
“Tôi nào có muốn gây hoang mang cho thiên hạ,” người-thích-đùa phân trần, không chịu để lộ danh tính. “Nhưng nếu còn tin được một screenshot trên MXH, thì họ cũng thật sự cần đánh giá lại cái cách họ hấp thụ thông tin trên Internet đi là vừa.”
Đào… lửa:
Những nội dung giả mạo tự cho là tới từ chính phủ hay hội đồng địa phương được dân đào lửa – lừa đảo – tạo ra để tìm cách kiếm bộn tiền từ đại dịch.
Một trường hợp như vậy đã được tổ chức kiểm chứng từ thiện Full Fact phát hiện hồi tháng Ba, dám cho rằng chính phủ Anh đang hỗ trợ tài chính và yêu cầu người dân cung cấp thông tin ngân hàng cá nhân.
Sự vụ được chia sẻ trên Facebook, lan truyền bằng tin nhắn, nên rất khó để truy tận gốc ai là người chủ mưu.
Dân lừa đảo sử dụng tin giả về virus để kiếm tiền mãi từ tháng Hai, bằng những email nói rằng người ta có thể “click để tham khảo cách chữa corona” hay tự cho là mình có quyền yêu cầu hoàn tiền thuế, nhân danh đại dịch.
Chính trị gia
Tin giả không xuất phát từ những nơi tới ám của Internet không thôi.
Tuần trước, TT Donald Trump “thắc mắc” hồn nhiên là mang bệnh nhân phơi tia cực tím, hay tiêm thuốc tẩy vào trong cơ thể họ có chữa được virus hay không. “Người ấy” chỉ suy ngẫm, và đem những thực tế ra khỏi và ra ngoài ngữ cảnh.
Sau đó, cũng hồn nhiên chẳng kém, TT Trump nói mình chỉ châm biếm mà thôi. Nhưng thú nhận này không ngăn nhiều người làm nghẽn đường dây nóng hỏi xem có thể chữa trị bằng thuốc tẩy hay không – và các nhà sản xuất buộc phải lên tiếng ngăn cản người dân
Không chỉ Trump. Một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Quốc còn cho rằng covid-19 được mang tới Vũ Hán bởi lính Mỹ. Các thuyết âm mưu về đại dịch cũng xuất hiện trên truyền hình chính thống ở Nga, vào khung giờ vàng, và các tài khoản Twitter.
Chủ thuyết gia âm mưu
Mọi sự bất nhất, bất an về con virus đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các thuyết âm mưu.
Một câu chuyện có nguồn gốc mập mờ tuyên bố tình nguyện viên đầu tiên tham gia thử nghiệm vaccine tại Anh đã chết nhanh chóng lây lan trong các nhóm âm mưu và phản đối vaccine trên Facebook. Câu chuyện hoàn toàn… dóc tổ.
Các cuộc phỏng vấn với David Icke trên Youtube, sau đó đã bị xóa, cũng đầy ắp những tuyên bố hàm hồ về mối liên hệ giữa virus với mạng 5G. Icke cũng xuất hiện trên một đài truyền hình tại London, một hành động vi phạm chuẩn phát sóng của nước Anh. Cuối cùng, trang Facebook của “lão” cũng bị xóa sổ, vì xuất bản “thông tin sai lệch về sức khỏe có thể gây ra thiệt hại về thể chất.”
Người… trong cuộc
Đôi khi, tin giả dường như đến từ một nguồn tin đáng tin cậy – một bác sĩ, giáo sư hay một nhân viên làm việc tại bệnh viện.
Nhưng thường thì “người trong cuộc” ở có vẻ hơi… xa, bên ngoài.
Một phụ nữ ở Crawley, West Sussex, là đầu têu cho giọng nói hốt hoảng tiên đoán virus gây tử vong cho người trẻ và khỏe mạnh – hoàn toàn vô căn cứ, bịa đặt. Bà ta tuyên bố rằng mình có nguồn tin… bên trong, khi làm việc cho một dịch vụ xe cứu thương.
Đương sự không trả lời các đề nghị cung cấp bình luận hay chứng cứ, do đó chúng ta chẳng đời nào biết được liệu có phải đây là nhân viên y tế hay không. Nhưng chúng ta biết rằng những gì người phụ nữ tuyên bố là vô căn cứ.
Họ... hàng, bà con, người thân quen
Thế nhưng đoạn ghi âm kia và nhiều sản phẩm tương tự đã viral và khiến nhiều người lo lắng, những người chia sẻ tới bạn bè và người thân trong gia đình.
Trong đó có một bà mẹ bỉm sữa bốn đứa con ở Essex, Danielle Baker, cho rằng “nhỡ đâu đúng thì sao”, sau khi chuyển tiếp đoạn ghi âm trên Facebook Messenger.
“Lúc đầu tôi có hơi lo lắng vì người gửi cho tôi là người tôi không quen biết,” Danielle nói. “Tôi chuyển tiếp vì chính tôi và em gái đang có con cùng độ tuổi và những đứa lớn hơn, và tất cả đều có thể có rủi ro cao ngay trong nhà.”
Họ không cố tình, họ chỉ tỏ ra hữu ích và nghĩ rằng điều mình làm là tích cực. Ai dè, tích… nghiệp.
Celeb – người nổi tiếng
Không chỉ người thân, ông chú, bà dì, anh họ, cháu rể không thôi, mà người nổi tiếng cũng gia nhập vào đội quân gieo tin vịt.
Ca sĩ M.I.A và diễn viên Woody Harrelson nằm trong số những người cổ xúy cho thuyết âm mưu 5G tới hàng trăm ngàn người theo dõi trên MXH.
Thực chất, có cả một báo cáo mới đây của Viện Reuters tuyên bố người nổi tiếng đóng vai trò chính yếu trong việc gieo rắc tin vịt trên mạng.
Có người có cả những nền tảng khổng lồ trên truyền thông chính thống. Eamonn Holmes bị chỉ trích vì tỏ ra tin vào chủ thuyết gia âm mưu về sóng 5G trên ITV mới đây.
“Điều tôi không chấp nhận chính là truyền thông chính thống ngay lập tức quật nó xuống, cho là sai trái, khi chính họ còn không biết đúng hay sai,” đương sự hùng hổ.
Sau đó, Holmes xin lỗi và Ofcom, cơ quan quản lý truyền thông Anh quốc, đã đưa “hướng dẫn” trên ITV, xem những bình luận của Holmes là “thiếu minh mẫn.”
Bạn là ai trong số họ?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận