Tiêu thụ cồn quá mức có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, và trong một nỗ lực liên tục nằm hạn chế tình trạng “lai rai” giữa đại dịch, quan chức tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang khuyến cáo chính phủ các nước trên thế giới ban hành các biện pháp hạn chế tiêu thụ nước có cồn, đồng thời ra sức dập tan tin thất thiệt về đại dịch.
“Giữa những lúc phong tỏa chống lại đại dịch covid-19, tiêu thụ đồ uống có chất cồn có thể làm suy giảm sức khỏe, gia tăng các hành vi bốc đồng, sức khỏe tâm thần và bạo lực,” WHO/Châu Âu tuyên bố hôm thứ Ba, cùng ngày Trump tuyên bố cắt giảm kinh phí tài trợ WHO.
Lời khuyên đầu tiên trong thông báo nhằm chống lại các rủi ro về sức khỏe khi uống rượu của WHO? Đơn giản là… đừng uống.
Nhiều người có thể sẽ nói đề nghị này là cực đoan, giữa lúc cả thế giới đang bị kẹt dí ở nhà, người Mỹ trữ rượu, còn Zoom thay thế cho các buổi bù khú ngoài quán xá.
Carina Ferreira-Borges, giám đốc Chiến dịch Phòng chống tiêu thụ Rượu và Ma túy Bất hợp pháp của WHO châu Âu, nhắc nhở với chúng ta rằng, đừng quên ngoài covid-19, hàng năm có tới 3 triệu cái chết liên quan tới rượu bia các loại, theo WHO.
“Chúng ta nên tự hỏi bản thân về những rủi ro chuốc vào khi cho những người phong tỏa ở nhà cùng với “ma men”, vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng tới hành vi đối với người khác, kể cả bạo lực,” bà Ferreira-Borges khẳng định trong tuyên bố. WHO cho rằng, những luật lệ về hạn chế sử dụng rượu nên “được tăng cường, thậm chí bắt buộc” giữa đại dịch.
Sau đó, WHO đánh vào những thuyết âm mưu xoay quanh covid-19 và cồn – chẳng hạn uống cồn có thể giết virus, hay khiến con người “miễn nhiễm” với virus. Sai toét: uống nhiều rượu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khả năng chống chọi virus, do đó nếu đã nhiễm covid-19, dùng nhiều cồn càng khiến sức khỏe thêm tồi tệ. Ngoài ra, các sản phẩm có nồng độ cồn cao từ 60% trở lên có thể làm sạch da, nhưng không thể làm sạch… ruột.
Nói tóm lại, “hãy tránh luôn cồn, để không làm suy yếu hệ miễn dịch, sức khỏe, và sức khỏe của những người xung quanh,” WHO kết luận. “Nếu uống, hãy uống tối thiểu và đừng say.”
Tại hầu hết các bang tại Mỹ, các cửa hiệu bán rượu và bán lẻ vẫn xếp vào mặt hàng kinh doanh “thiết yếu”, và mặc dù đã vấp phải chỉ trích, một số chuyên gia sức khỏe lập luận rằng mở cửa các cửa hàng này có thể ngăn người nghiện rượu – còn gọi là bợm – khỏi các hội chứng cai nghiện.
Hiện vẫn chưa có các công bố nào cho thấy đại dịch covid-19 ảnh hưởng tới tỉ lệ tiêu thụ đồ uống có cồn trên người bình thường. Nhưng nếu thống kê kinh doanh có thể dùng để tham khảo, dường như người ta mua càng nhiều rượu bia hơn – tăng 55% trong tuần thứ ba của tháng Ba (trước khi các tiểu bang ban hành lệnh ở nhà), so với cùng kỳ năm ngoái, theo Nielsen. Điều tương tự cũng xảy ra tại Úc, Canada, và nhiều nơi khác, nhưng không có tại…
Trừ, có lẽ, 2 trường hợp: covid-19 là tận thế nên bạn cần chút men, hoặc, như mỗi ngày ăn một cái pizza chắc chắn sẽ chữa ung thư: rượu hoặc covid-19, toi vì cái nào trước?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận