Ngày 5 tháng 12, SpaceX của Tesla phóng vào Trạm không gian quốc tế (ISS) một kiện hàng 3 tấn, trong đó có chứa một xưởng gây mạch nha cỡ nhỏ. Những hạt lúa mạch được đưa vào không gian để hãng bia Mỹ Anheuser-Busch, chủ nhân thương hiệu Budweiser, thử nghiệm tạo bia trong môi trường không trọng lực.
Cách đây 1 năm, Anheuser-Busch/Budweiser cũng gửi lên Trạm không gian ISS – phòng thí nghiệm không gian khổng lồ - để tiến hành phân tích hạt giống bia sẽ nẩy mầm ra sao trên không gian. Theo thông cáo báo chí công bố cho dịp này, ISS cho rằng “kết quả từ nghiên cứu này có thể giúp hãng chế tạo ra những chủng lúa mạch mới chịu đựng tốt hơn với môi trường khắc nghiệt, đồng thời tạo ra hiểu biết quý giá cho cộng đồng canh tác nông nghiệp hiện nay.”
Từng có nhiều thí nghiệm khác liên quan đến rượu tiến hành trong không gian. Mới tháng trước, nhiều chai rượu vang Pháp thượng hạng đã đổ bộ trạm không gian nhân danh khoa học. Rượu Bordeux đỏ sẽ được cất tự nhiên trên không gian trong vòng một năm trước khi về lại trái đất.
Các nhà nghiên cứu sẽ nghiên cứu tác động của phóng xạ vũ trụ và không trọng lực ảnh hưởng ra sao tới quá trình cất rượu này, nhằm tạo ra những hương vị và đặc tính mới cho ngành công nghiệp lên men.
Hồi 2015, nhà khổng lồ giải khát Suntory đến từ Nhật đã công bố kế hoạch gửi 6 mẫu whiskey và các thức uống khác tới ISS, nhưng tới nay vẫn không có cập nhật nào bổ sung.
Tác giả Chris Carberry quyển “Rượu trên không gian: Quá khứ, hiện tại và tương lai” cho rằng nghiên cứu trên không gian liên quan đến cồn có nhiều gợi ý rộng lớn. Chẳng hạn thí nghiệm của Anheuser-Busch với lúa mạch có thể tác động trực tiếp tới ngành trồng trọt trên không gian tương lai.
“Chúng ta sẽ có một nền công nghiệp hoàn toàn khác biệt đang tìm cách giải quyết những vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết trước khi hiện diện bền vững trên Mặt trăng hay Hỏa tinh,” Carberry chia sẻ cùng Fox News. “Trong không gian, ta cần phải chóng sản xuất thức ăn của riêng mình.”
Cũng trong quyển sách, Carberry giải thích rằng dù các phi hành gia và nhà du hành vũ trụ cấm không được uống bia, thế nhưng vẫn có các chuyện kể các nhà du hành người Nga mang cognac lên trạm Mir (hoạt động từ 1986 tới 2001) và nay là ISS. Họ còn chia sẻ cho nhau, “như một cách để gắn kết trên không gian – những giọt cognac lơ lửng lửng lơ.” Carberry cho rằng điều này còn mang cả vai trò nhất định đối với ngoại giao.
Riêng với chương trình không gian của Mỹ, từng có nhiều trường hợp nổi tiếng về tiêu thụ cồn trên quỹ đạo không gian. Chẳng hạn các tiêu bản chai brandy du hành theo các phi hành gia sứ mệnh Apollo 8 tháng 12 năm 1968, nhưng vẫn chưa được khui ra. Năm 1969, Buzz Aldrin, người thứ hai đặt chân lên mặt trăng cùng với Phil Almstrong trên Apollo 11 cũng mang theo rượu lên bề mặt chị Hằng.
Carberry còn đưa ra quan điểm về vai trò của cồn trong tương lai, chẳng hạn như lần quay lại mặt trăng có thể sẽ xảy ra, hay các sứ mệnh thám hiểm sao hỏa có phi hành đoàn. “Rượu luôn và vẫn luôn đóng một vai trò quan yếu, dẫu tốt lẫn xấu, trong xã hội”, ảnh hưởng đến nông nghiệp, ngoại giao và cả quan hệ giữa con người với nhau.
Vậy còn cảm giác “chuếch choáng” trên không gian thì sao? Carberry tiết lộ, chúng ta chẳng biết cồn sẽ tiêu hóa thế nào trên không gian, vì chưa từng có ai… say trên đó cả.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận