Có một số liệu từng đưa ra rằng, khoảng 60% dân số thế giới không thể ngừng nói dối trong 10 phút. Thậm chí, trong một đợt khảo sát của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, tỉ lệ nói dối cha mẹ của học sinh tiểu học được đưa ra là 22%, học sinh trung học cơ sở là 50% và học sinh trung học phổ thông là 64%.
Riêng sinh viên đại học, chỉ 20% là không nói dối hoặc hiếm khi.
Những con số này từng gióng lên hồi chuông báo động ở thời điểm được công bố, khi kết quả chứng minh rằng, càng lớn con người càng nói dối nhiều hơn.
Thế nên, cách nhận biết người đối diện có đang dối gian hay không thực tế có rất nhiều hướng dẫn từng nêu ra. Dưới đây là những phương thức thông thường nhất, giúp bạn tỉnh táo nhận ra người kia có đang "dẫn dắt" câu chuyện theo hướng họ muốn hay không.
1. Câu chuyện mơ hồ
Một số kẻ nói dối thường không quá giỏi việc sắp xếp dữ kiện. Hoặc những chi tiết quá đơn giản đôi khi lại làm khó họ. Vì thế, những câu chuyện dối gian sẽ có những kẽ hở. Việc của bạn là "xoáy" sâu vào kẽ hở đó để câu chuyện thôi những mơ mộng, hồ nghi.
2. Hãy hỏi lại câu chuyện
Câu chuyện gian dối thường đã được lên kịch bản sẵn rồi. Hỏi ngược lại họ nếu bạn vẫn còn nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện. Nếu họ cảm thấy lúng túng hoặc căng thẳng, thậm chí tường thuật lại một phiên bản khác với "văn mẫu" từng kể, chân tướng sẽ lộ ngay thôi.
Một câu chuyện thực sẽ dễ dàng để thuật lại hơn là một câu chuyện được tô vẽ, thêm mắm dặm muối.
3. Sử dụng yếu tố bất ngờ
Nếu đang nghi ngờ đối phương nói dối, hãy đặt một câu hỏi ngẫu nhiên vào giữa câu chuyện của họ. Hỏi một điều gì đó thực sự cụ thể. Bằng cách này, họ sẽ phải suy nghĩ ra thêm những lời nói dối để lấp liếm câu chuyện. Lúc này, họ đã thực sự mắc bẫy bởi chính bản thân.
4. Nhận biết nhờ nụ cười giả tạo
Khi nói dối, khả năng người đó sẽ mím môi vào nhau cao hơn bình thường. Điều này, khiến nụ cười của người đang sở hữu lời nói dối rất ư "giả trân". Tuy nhiên, nếu là một cao thủ về sự gian dối, họ thường dùng luôn cả cơ mặt để thể hiện, che giấu luôn nụ cười giả tạo.
5. Sử dụng một câu hỏi theo những cách hỏi khác nhau
Hãy đặt câu hỏi bằng ba cách khác nhau, một người nói dối thường sẽ phải nghĩ cách để tìm thêm thông tin để trả lời chúng. Nếu đang nói dối, họ sẽ vấp váp hoặc sử dụng từ ngữ không chuẩn xác. Thậm chí, câu trước đá câu sau dù đang nói về một vấn đề.
6. Lúng túng khi trả lời
Một câu hỏi tương đối dễ dàng nhưng lại khiến người nói dối ngập ngừng, chậm trễ trong việc đáp trả. Lúc này, sẽ chẳng là quá muộn nếu bạn nhận ra họ đang nói dối đâu! Bởi họ đang phải vận dụng từng nơ-ron thần kinh để "sáng tác" ra câu chuyện, hoặc cố gắng tiếp tục lời nói dối trước đó mà thôi.
7. Sự thay đổi của giọng nói
Giọng nói và tốc độ nói của kẻ gian dối thường sẽ thay đổi khi đang đơm đặt câu chuyện. Nếu bạn nhận thấy họ đang nói nhanh hơn hoặc thậm chí chậm hơn, rất có thể họ đang cố gắng bắt kịp những lời nói dối mà họ đang nói với bạn.
Tương tự, mức độ cao hay thấp của giọng nói của họ là một điểm cần chú ý. Tất cả những điều này cho thấy mọi sự không chắc chắn.
8. Sự tự tin
Hãy "thấu thị" sự tự tin của họ theo cách riêng của bạn. Nhận thấy đối phương đang mất kiểm soát hoặc thiếu đi sự tự tin, họ trở nên rụt rè hơn hoặc đảo mắt, là những cách cho thấy sự gian dối đang dần lấn át tâm trí.
9. Thẳng thắn vạch trần
Trao đổi một cách thẳng thắn, rõ ràng sẽ giúp bạn nhanh chóng lột trần kẻ đang nói dối. Cách thức "đánh tâm lý" này khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn cũng cần sự gan dạ để tránh làm tổn thương kẻ nói dối bằng lời nói mạnh mẽ của mình.
Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng tâm thế lẫn các dữ kiện đầy đủ trước khi tiếp đến bước này nhé!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận