Trong cấu trúc cơ thể con người, nước chiếm đến 70 – 80% trọng lượng, đảm nhiệm vai trò cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng và nuôi dưỡng tế bào. Trong cơ thể, nước được phân bổ không đồng đều giữa các cơ quan, tập trung chủ yếu ở 2 khoang chính được ngăn bởi màng tế bào như khoang dịch nội bào, khoang dịch ngoại bào.
1. Mồ hôi
Tuyến mồ hôi còn được coi là “máy điều hòa” nhiệt độ của con người. Hành động đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý bình thường, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Đó cũng là nguyên nhân khiến cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi vào mùa hè, với mục đích làm mát cơ thể để phù hợp với nhiệt độ môi trường. Ngoài ra, tuyến mồ hôi hoạt động không hiệu quả cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng sốt cao, tổn thương hệ thống tuần hoàn máu.
Lợi ích của mồ hôi
- Làm đẹp: Mồ hôi được coi là loại “kem dưỡng” tự nhiên tốt nhất. Mồ hôi và dầu tiết ra từ tuyến bã nhờn tạo thành một lớp màng giữ nước trên da, làm sạch lỗ chân lông, giúp làn da mịn màng căng bóng.
- Trao đổi chất: Đổ mồ hôi giúp kích thích quá trình lưu thông và trao đổi chất của cơ thể, giảm gánh nặng trao đổi chất ở thận, loại bỏ chất thải gây hại ra khỏi cơ thể.
- Ngừa tăng huyết áp: Khi đổ mồ hôi, các mao mạch được mở rộng từ đó làm gia tăng tính đàn hồi của thành mạch máu, làm giảm huyết áp.
2. Nước tiểu
Nước tiểu là một loại chất thải đặc biệt, thông qua nó chúng ta có thể nhận biết tổng quan về tình trạng sức khỏe và dấu hiệu của một số căn bệnh. Người khỏe mạnh thường có nước tiểu màu vàng nhạt hoặc màu hổ phách. Nếu màu nước tiểu chuyển sang màu hồng, đỏ nhạt, màu cam mà không phải do ăn thực phẩm tạo màu như rau dền, quả việt quất… đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang mắc bệnh.
Lợi ích của nước tiểu:
- Duy trì nhiệt độ cơ thể, hạ huyết áp: Nhiệt độ cơ thể có thể hạ xuống thông qua việc đi tiểu. Đó là lý do mà bác sĩ khuyên người bệnh sốt cao nên uống nhiều nước, mục đích là kích thích hệ bài tiết hoạt động nhiều hơn, giúp người bệnh đi tiểu nhiều, từ đó hạ nhiệt độ cơ thể. Một số bài thuốc hạ huyết áp cũng có thành phần lợi tiểu, giúp hạ huyết áp hiệu quả.
- Chuyển hóa chất thải: Đây cũng là chức năng cơ bản nhất của việc đi tiểu, giúp thúc đẩy chuyển hóa chất thải để bài tiết ra ngoài và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể.
- Kiểm tra sức khỏe: Phương pháp chẩn đoán bằng nước tiểu đã trở nên quen thuộc trong các cơ sở y tế. Chẳng hạn như thông qua nước tiểu, các bác sĩ có thể nhận biết tình trạng bệnh rối loạn thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đái tháo đường… và nhiều bệnh khác.
3. Nước mắt
Nhiều người cảm thấy ngại khi phải bày tỏ cảm xúc đau buồn, đặc biệt sẽ nảy sinh xấu hổ khi khóc trước mặt người khác. Tuy nhiên, khóc chính là phương pháp giải tỏa căng thẳng, thải độc thể chất. Theo nghiên cứu, sau khi giải tỏa cảm xúc qua nước mắt, suy nghĩ tiêu cực có thể giảm xuống 40%.
Lợi ích của khóc:
- Giữ ẩm cho mắt: Nếu khóc trong thời gian phù hợp sẽ ngăn ngừa chứng đau mắt và khô mắt. Ngược lại, khóc quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thị giác, gây sưng mắt, nặng hơn là mù mắt.
- Dễ ngủ: Sau khi khóc xong, cảm xúc được làm dịu và cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn bình thường, đồng thời chất lượng giấc ngủ cũng tốt hơn.
- Tăng cường sức khỏe phổi: Khóc vô tình thúc đẩy việc hít vào thở ra của cơ thể, từ đó có lợi cho sức khỏe tuần hoàn máu và duy trì hoạt động của hệ hô hấp.
4. Nước bọt
Trong tài liệu y thư cổ truyền Trung Hoa từng viết: Nước bọt càng tiết ra nhiều, ngậm trong miệng và nuốt có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da và gia tăng tuổi thọ.
Lợi ích của nước bọt
- Thúc đẩy tiêu hóa: Nước bọt tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Cụ thể nước bọt giúp thực phẩm được phân hủy, pha loãng mùi vị thức ăn để dễ ăn hơn, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
- Ngừa ung thư: Nước bọt chứa nhiều enzyme tiêu hóa – chất này có thể phá vỡ các chất gây ung thư sản sinh trong miệng.
- Tiệt trùng, bảo vệ răng và miệng: Nước bọt có lợi trong bảo vệ sức khỏe nướu, rửa trôi thức ăn thừa và phòng ngừa bệnh sâu răng.
5. Dịch tiêu hóa
Cấu thành nên dịch tiêu hóa bao gồm dịch mật, dạ dày và dịch tụy. Cơ quan này đảm nhiệm vai trò thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, duy trì chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nếu cơ thể tiết quá ít hoặc quá nhiều dịch tiêu hóa đều chứng tỏ cơ thể đang phát sinh bệnh.
Lợi ích của dịch tiêu hóa:
- Dịch mật: Mật có mặt trong quá trình tiêu hóa, giúp hấp thụ chất béo và tăng cường hấp thụ các vitamin tan trong chất béo.
- Dịch dạ dày: Dịch dạ dày tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày, kích hoạt pepsinogen. Đồng thời, nó tạo môi trường lý tưởng để pepsin để phá vỡ protein, thúc đẩy sự hấp thụ sắt và canxi trong ruột non và gây ra sự giải phóng hormone như secretin sau khi vào ruột non.
- Dịch tụy: Dịch tụy là một chất lỏng tiêu hóa, có thể tiêu hóa hầu hết các thành phần có trong thức ăn và có chức năng nội tiết (tiết ra các nội tiết tố, điển hình là insulin).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận