Đọc thoáng qua, nhiều người chắc hẳn sẽ không biết "Xà Niêng" hay "Hà Nàm" là gì. Thậm chí có đọc kỹ càng hơn, cả tá người cũng chẳng rõ những từ ấy dùng để chỉ cái chi?!
Mới đây, "Xà Niêng" và "Hà Nàm" bất ngờ xuất hiện trong những câu thoại của bộ phim Tết "Cậu Út cậu con Cúc" (Huỳnh Lập) đã khiến dân tình khá căng não. Không ít cư dân mạng xem xong cũng lắc đầu nguầy nguậy vì chưa từng biết đến hai từ này trong "từ điển tiếng Việt" của bản thân.
Vậy "Xà Niêng", "Hà Nàm" là cái gì?
Thực tế, hai "nhân vật" Xà Niêng và Hà Nàm không phải là món ăn mới lạ hay địa danh du lịch đâu. Thực ra, chúng đều có "ngọn nguồn" cả!
"Xà Niêng" hoặc "Xà Niên" theo cách gọi dân gian là "người rừng" hay "quái vật lông lá" trong văn hóa dân gian Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Thất Sơn, An Giang. Theo truyền thuyết, Xà Niêng có hình dáng giống con người, toàn thân phủ đầy lông lá, sống lẩn trốn trong rừng và hang hốc như người tiền sử.
Một số câu chuyện kể rằng Xà Niêng thực chất là những người bị lạc trong rừng từ nhỏ, được thú rừng nuôi dưỡng, dẫn đến việc mọc lông lá và mất khả năng giao tiếp như con người.
Trong khi đó, "Hà Nàm" là cách gọi bào thai của một số loài động vật, đặc biệt là rắn và chuột. Trong một số nền văn hóa, bào thai rắn được coi là món ăn bổ dưỡng và được cho là có tác dụng tăng cường sinh lực nam giới.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ những món ăn này thường gây tranh cãi do tính tàn nhẫn và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh hiệu quả của việc tiêu thụ bào thai động vật trong việc tăng cường sinh lực hay cải thiện sức khỏe.
Do đó, việc sử dụng những món ăn này nên được cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt là khi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và vi phạm các quy định về bảo vệ động vật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận