Cuộc khảo sát do các nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc (ANU) thực hiện và được công bố mới đây, đã yêu cầu hơn 3.000 người đánh giá mức độ tâm lý khổ đau của họ theo thang điểm từ 6 đến 30. Họ phát hiện ra rằng, thứ hạng đau khổ trung bình ở những người từ 18 đến 24 tuổi đã tăng từ 14,6 trong tháng 8-2020 lên 15,7 điểm vào tháng 10-2020, trong khi nỗi đau của tất cả những người được hỏi tăng từ 11,7 lên 11,8 điểm.
Hơn 72% những người trẻ tuổi được hỏi cho biết, họ đã trải qua cảm giác lo lắng vì COVID-19, mặc dù làn sóng lây nhiễm thứ hai của Úc đã giảm bớt. Nicholas Biddle, đồng tác giả của nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Xã hội và Phương pháp của ANU, nói rằng tình trạng đau khổ tâm lý đối với những người từ 18 đến 24 tuổi là "tồi tệ hơn so với đầu năm, và tồi tệ hơn đáng kể so với trước đại dịch."
"Thanh niên Úc là một trong những nhóm có thể cảm nhận được rõ nét sự khắc nghiệt của đại dịch này, với hàng nghìn người mất việc làm và đối mặt với triển vọng ngày càng tồi tệ trong một nền kinh tế đi xuống, và thị trường lao động khan hiếm việc làm", ông nói trong một thông cáo truyền thông.
"Khi bạn kết hợp điều này với sự cô lập nghiêm trọng và sự cô đơn mà nhóm này phải trải qua, đặc biệt là ở Melbourne trong thời gian bị phong tỏa, thì những điều này thực sự bắt đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Đối với những người từ 18 đến 24 tuổi, tình trạng đau khổ tâm lý vào tháng 10 năm 2020 tồi tệ hơn 21,3% so với trước khi xảy ra đại dịch, vào tháng 2 năm 2017, và thậm chí có khả năng cao hơn so với thời điểm giữa tháng 4 và tháng 8 năm 2020."
Kết luận bi quan nói trên đến sau khi bác sĩ tâm thần Patrick McGrett, người được vinh danh là Người Úc của Năm năm 2010 vì công trình nghiên cứu sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên, cảnh báo rằng Úc đang đối mặt với làn sóng thứ hai về các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến coronavirus mà nước này không chuẩn bị trước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận