Thủy thủ mặt trăng từng làm mưa làm gió khắp các rạp phim, màn ảnh nhỏ trên toàn cầu vào thập niên 1990. Bộ anime về các cô gái phép thuật mang trong mình sứ mệnh giải cứu thế giới đã trở thành một tượng đài bất hủ, định hình cả một thế hệ khán giả và mở ra cánh cửa đến với văn hóa anime cho hàng triệu người.
Thế nhưng, hơn ba thập kỷ trôi qua, khi công nghệ phát triển vượt bậc và ngành công nghiệp hoạt hình đã vươn mình mạnh mẽ, việc "ngược dòng thời gian" để xem lại phiên bản gốc của Thủy thủ mặt trăng lại không còn là một trải nghiệm trọn vẹn như xưa.

Những cô gái trong bộ đồng phục thủy thủ lấp lánh, biến hình giữa vầng sáng lấp lánh, chiến đấu vì tình yêu và công lý từng là cả bầu trời tuổi thơ của bao thế hệ.
Sự thật phũ phàng khi xem lại "Thủy thủ mặt trăng" sau 33 năm
Có một thời Thủy thủ mặt trăng là cả bầu trời tuổi thơ của bao thế hệ. Nhưng khi thử bật lại bộ anime ấy sau hơn ba thập kỷ, có lẽ bạn sẽ… ngẩn ra vài phút. Và rồi thốt lên: “Ủa, ngày xưa mình coi cái này thật á?”
Dưới đây là 10 sự thật khá phũ, nhưng không thể chối cãi khi ta xem lại Thủy thủ mặt trăng bằng đôi mắt trưởng thành.
Khi người hùng áo choàng không còn là "soái ca"
Nhắc đến Thủy thủ mặt trăng, không thể không nhắc đến Tuxedo Mask (Mamoru Chiba) - chàng bạch mã hoàng tử bí ẩn luôn xuất hiện đúng lúc, ném những bông hồng đỏ và thường nói đạo lý. Anh ta được xây dựng như một hình tượng "soái ca" trong mơ của biết bao cô gái nhỏ.
Thế nhưng, nhìn lại dưới lăng kính hiện đại, vai trò của Tuxedo Mask lại trở nên khá mờ nhạt, thậm chí có phần... vô dụng. Anh ta thường xuất hiện ở phút 89, tung câu triết lý, ném bông hoa, rồi… quay lưng bước đi.

Hào hoa, bí ẩn, ngầu đét với hoa hồng đỏ và áo choàng bay phấp phới – Tuxedo Mask từng là “crush quốc dân” của biết bao cô gái.
Mối quan hệ giữa Mamoru và Usagi cũng là một điểm gây tranh cãi. Từ những lời trêu chọc, xúc phạm trong những lần đầu gặp gỡ đến một tình yêu có phần cứng nhắc, thiếu tự nhiên.
Mamoru với vai trò là người lớn tuổi hơn, đôi khi hành xử như một người thầy hơn là một người bạn trai, khiến anh ta chỉ là một "diễn viên phụ" trong câu chuyện của Usagi và các đồng đội.

Dù là “một nửa” của nữ chính, nhưng cảm giác Tuxedo Mask chỉ là khách mời danh dự trong chính hành trình của mình.
Hình họa chập chờn: Khi mượt mà, khi đơ như tượng sáp
Một trong những điều khiến người xem hiện đại dễ dàng nhận ra nhất khi xem lại Thủy thủ mặt trăng chính là chất lượng hoạt hình không đồng đều. Những cảnh biến hình lấp lánh, những cú xoay người chậm rãi vẫn giữ nguyên vẻ đẹp ma thuật, minh chứng cho sự đầu tư kỹ lưỡng.
Tuy nhiên ngoài những khoảnh khắc "ăn tiền" đó, phần còn lại của bộ phim lại lộ rõ sự chắp vá. Khuôn mặt nhân vật méo mó, phông nền lặp đi lặp lại, và đôi khi, những cảnh chiến đấu chỉ đơn thuần là... nhìn chằm chằm vào nhau.

Một trong những điều khiến người xem hiện đại dễ dàng nhận ra nhất khi xem lại 'Thủy thủ mặt trăng' chính là chất lượng đồ họa không đồng đều.
Lý do cho điều này không khó hiểu. Với lịch phát sóng hàng tuần và ngân sách eo hẹp, các studio buộc phải "đi đường tắt" bằng cách tái sử dụng hình ảnh hay bỏ qua chi tiết.
Hơn ba thập kỷ trước, điều này không phải là vấn đề lớn với khán giả. Nhưng trong thời đại của Netflix, Disney+ và khả năng "cày" phim không ngừng nghỉ, những thiếu sót này trở nên rõ ràng và khó chấp nhận hơn.
Mỗi tập một con quái vật và... không có gì mới hơn

Công thức “quái vật tuần này” lặp đi lặp lại đến độ có thể đoán được diễn biến chỉ sau vài phút đầu.
Thủy thủ mặt trăng là một đại diện tiêu biểu cho phong cách "quái vật của tuần" - mỗi tập xuất hiện một kẻ thù mới và bị đánh bại. Công thức này từng rất hiệu quả với khán giả nhí, đặc biệt khi các tập phim đôi khi bị phát sóng không theo thứ tự.
Tuy nhiên đối với khán giả hiện đại đã quen với cốt truyện liền mạch, sâu sắc cùng những cú twist khét lẹt thì sự lặp đi lặp lại này trở thành một điều quá đỗi nhàm chán.
Còn tiếp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận