Ngày trước, ở thời Trung Cổ, các bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh, được gọi chung là đại dịch – chẳng hạn dịch hạch, chỉ những hạch phồng lên hình bong bóng ở vùng nách và bẹn. Nguồn gốc của từ đại dịch, plague, là từ chữ plaga, tiếng Latin, “vết thương”, nhưng về sau được hiểu nghĩa rộng hơn, chẳng hạn khi mô tả 10 đại nạn, 10 bệnh dịch, trong Sách Xuất Hành, Cựu Ước, về các trừng phạt của Chúa lên người Ai Cập.
Một định nghĩa khác, bệnh truyền nhiễm (pestilence), tới từ pestis, tiếng Latin, “dịch bệnh” – chính là nguồn gốc từ peste, tiếng Pháp, tựa quyển tiểu thuyết hiện sinh Dịch hạch của Albert Camus năm 1947, tác phẩm nhiều tuần qua đã lên chót vót các danh sách bestseller!
Pestis trong tiếng Latin còn cho chúng ta khái niệm pest, dùng vào việc mô tả các loài phá hoại mùa màng (thiên địch) hoặc bất cứ điều gì gây ra cho chúng ta sự khó chịu, bực tức. Thực chất, vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có tên đầy đủ là… Yersinia pestis.
Dịch hạch bùng phát vào thế kỷ 14 còn có tên gọi khác là cái chết đen, thủ phạm quét sạch 1/3 dân số châu Âu thời bấy giờ. Cái chết đen, cách sử dụng ngày nay đã đại trà dùng để chỉ về những thảm kịch trước kia, hóa ra chỉ là cách dịch của thế kỷ 17, của người Đan Mạch, Den Sorte Død.
Các trận đại dịch xảy ra sau đó, trong thế kỷ 17, dẫn tới việc con người nghĩ tới khái niệm đại dịch (epidemic). Có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, epidemic có nghĩa là “xảy ra rộng khắp, phổ biến”, ghép từ epi, “xảy ra”, và demos, “con người” – một đại dịch xảy ra với nhiều người. Khi trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới nhiều người hơn nữa, tiền tố pan được gắn vào phía trước, trong tiếng Hi Lạp nghĩa là “tất cả”.
Một khái niệm khác, hiện đại hơn, là infodemic, ghép từ info và epidemic. Ra đời từ 2003, infodemic dùng để chỉ cơn lũ thông tin sai lệch, tin giả xuất hiện đồng thời với vụ bùng phát đại dịch SARS (viết tắt của “hội chứng viêm hô hấp cấp”).
Khái niệm gần như tương đương với giãn cách xã hội xuất phát từ thế kỷ 17, “tránh né người khác như tránh dịch”. Theo những ghi chép của Samuel Pepsy đại dịch năm 1665 đã tấn công London, khi đó các ngôi nhà có người nhiễm bệnh được quét dấu thập giá đỏ ở trên cùng dòng chữ “Xin Chúa rủ lòng thương chúng con” viết lên trên cửa. Khôn hồn thì ta hãy tránh né những ngôi nhà này!
Đại dịch Covid-19 đang xảy ra là viết tắt của bệnh do virus corona gây ra, bắt đầu từ cuối năm ngoái 2019. Khái niệm này dùng để chỉ chung cho các chủng virus corona đã được nghĩ ra từ năm 1968, mô tả hình dáng bên ngoài của con virus khi quan sát dưới kính hiển vi – ta nhìn thấy một vừng hào quang đặc trưng, một chiếc vương miện (trong tiếng Latin, corona là “vương miện”). Còn khái niệm virus, gốc từ tiếng Latin, “thuốc độc”, lần đầu tiên sử dụng trong tiếng Anh lại mang nghĩa khác: nọc độc của rắn, hay độc dược.
Viện Jenner, ĐH Oxford, nơi đang thu hút sự quan tâm cho đội ngũ nghiên cứu, được đặt theo tên Edward Jenner (1749 – 1823), người đã có công phát hiện rằng những người vắt sữa bò sẽ trở nên miễn nhiễm với bệnh đậu mùa sau khi tiếp xúc với bệnh đậu bò.
Thực ra đây cũng chính là nguồn gốc của chữ… vaccine mà ta hay dùng. Trong tiếng Latin, vacca, “bò cái” có nghĩa trao sự miễn dịch cho mỗi cá nhân. Tiêm phòng ban đầu xuất phát từ ngành trồng trọt, dùng để mô tả hành động cấy chồi vào cây, từ oculus, tiếng Latin, “chồi” nhưng cũng mang một nghĩa khác là “mắt” (binocular, ống nhòm, nghĩa đen là “có hai mắt”)
Cúm là từ viết tắt của bệnh cảm cúm, xuất hiện trong tiếng Anh từ tiếng Ý sau một đợt bùng phát lớn xảy ra tại Ý từ năm 1743. Dù hay được gọi là Cúm Tây Ban Nha, chủng cúm gây ra đại dịch khủng khiếp năm 1918 có nguồn gốc ở một nơi khác, mà các nhà khoa học vẫn chưa thể chắc chắn. Tên gọi Tây Ban Nha xuất phát từ một vụ bùng phát vô cùng nghiêm trọng tại Tây Ban Nha.
Tự cách ly, self-isolation, biện pháp phòng vệ buộc các cá nhân phải chủ động và tự giác tách ra khỏi người khác, lần đầu xuất hiện đã gần 200 năm trước – cách ly xuất phát từ tiếng Latin, insulatus “tách ra khỏi”, vốn xuất phát từ chữ insula, “hòn đảo”. Tình trạng này khi kéo dài hơn và áp dụng trên diện rộng hơn được gọi là cách ly, đến từ từ quarantina, tiếng Ý, có nghĩa “40 ngày”. Khoảng thời gian 40 ngày này chính là quãng thời gian Chúa Jesus nhịn ăn giữa hoang mạc, được ghi chép lại trong các Sách Phúc Âm.
Phong tỏa, tình trạng ngăn cấm áp dụng trên toàn thể xã hội, khi công dân buộc phải ở yên trong nhà, đến từ khái niệm dùng trong nhà tù, dùng để mô tả một giai đoạn giam hãm kéo dài sau khi phạm nhân phá rối.
Nhiều chính quyền mới đây cũng đã công bố tình trạng nới lỏng giới hạn, đồng thời yêu cầu công dân phải luôn “cảnh giác”. Có thể không ít người cảm thấy khó hiểu hay mơ hồ về thông điệp này, nhưng với các nhà dịch tễ học, nó rõ ràng hơn hẳn: Chúng ta nên tìm tới tòa nhà cao nhất ở gần mình, vì giác trong cảnh giác xuất phát từ tiếng Ý, “all’erta”, hãy leo lên… ngọn tháp canh!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận