Tiếu ngạo giang hồ nằm trong vũ trụ kiếm hiệp của Kim Dung và được nhiều độc giả hâm mộ bậc nhất.
Theo mô tả của Kim Dung, "Ngũ Nhạc kiếm phái" là một liên minh bao gồm 5 phái: Tây Nhạc Hoa Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn, Đông Nhạc Thái Sơn và Trung Nhạc Tung Sơn.
"Ngũ nhạc kiếm phái" trong Tiếu ngạo giang hồ được Kim Dung phóng tác từ "Ngũ nhạc danh sơn" (5 ngọn núi linh thiêng) có thật ở Trung Hoa, gồm: Hoa Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn,Tung Sơn.
Các phái trong Ngũ Nhạc phải tuân theo hiệu lệnh của một minh chủ, người nắm giữ cờ soái của "Ngũ Nhạc kiếm phái". Ở Tiếu ngạo giang hồ, người đó là Tả Lãnh Thiền (còn được gọi là Tả Lãnh Thiên) sau này là Nhạc Bất Quần.
Tuy nhiên, về trình độ võ công và thực lực, "Ngũ Nhạc kiếm phái" không được Kim Dung xây dựng như một môn phái mạnh trong vũ trụ kiếm hiệp của ông.
Ngoài Phong Thanh Dương, Lệnh Hồ Xung, Tả Lãnh Thiền và Nhạc Bất Quần thì Ngũ Nhạc Kiếm phái không còn cao thủ nào đẳng cấp danh trấn giang hồ. Tiếng là phái đông nhân lực, nhưng "Ngũ Nhạc Kiếm phái" chưa bao giờ mạnh trong các trận đại chiến.
Thậm chí còn mang tiếng hơn khi Phong Thanh Dương, Lệnh Hồ Xung, Tả Lãnh Thiền và Nhạc Bất Quần sau này đều nổi danh trên giang hồ không phải nhờ võ công của "Ngũ Nhạc kiếm phái".
Phong Thanh Dương, Lệnh Hồ Xung nổi tiếng với "Độc cô cửu kiếm" do Độc Cô Cầu Bại sáng tạo ra, Tả Lãnh Thiền nổi tiếng nhờ Hàn băng thần công do mình tạo ra, Nhạc Bất Quần nhờ "Tịch tà kiếm pháp" của nhà họ Lâm.
Đặc điểm chung của "Ngũ Nhạc kiếm phái" là các môn phái đều lấy kiếm thuật làm môn võ học trung tâm.
Tuy nhiên, mỗi môn phái trong "Ngũ Nhạc kiếm phái" đều mang trong mình những sở trường riêng, làm nên nét đặc trưng của từng môn phái. Phái Hoa Sơn nổi tiếng với "Hoa Sơn kiếm pháp" và "Tử hà thần công", cùng 2 trường phái kiếm tông (lấy chiêu số kiếm thuật làm trung tâm) và khí tông (lấy việc rèn luyện nội công làm điểm mạnh).
Phái Hành Sơn nổi tiếng với các cao thủ kiếm thuật đều mê âm nhạc, những chiêu thức đều gắn liền với âm nhạc. Phái Hành Sơn là kiếm phái được sáng lập bởi những nhà nữ tu hành (hay các ni cô), đời đời đệ tử đều là nữ giới (bao gồm cả các nữ tu và đệ tử tục gia).
Phái Thái Sơn nằm ở núi Thái Sơn, trung tâm của đạo giáo, cũng là kiếm phái của những người theo đạo giáo. Phái Tung Sơn nằm ở trên đỉnh Thái Thất thuộc dãy Tung Sơn ở tỉnh Hà Nam (cùng với phái Thiếu Lâm trên đỉnh Thiếu Thất), đứng đầu là chưởng môn Tả Lãnh Thiền.
Một điểm khác thú vị là cả hai nhân vật xưng là "trùm" của "Ngũ Nhạc kiếm phái", Tả Lãnh Thiền và Nhạc Bất Quần đều sử dụng nhiều thủ đoạn hạ lưu để thâu tóm quyền lực.
Trình độ võ học của Tả Lãnh Thiền cực cao rồi, đã đạt đến trình độ tông sư võ học, lại thêm hùng tài đại lược vậy mà vẫn thua Nhạc Bất Quần.
Tả Lãnh Thiền âm mưu hợp nhất 5 phái trong "Ngũ Nhạc kiếm phái" thành 1 phái duy nhất gọi là "Ngũ Nhạc phái" do y làm chưởng môn. Sau đó sẽ dựa vào sức mạnh của Ngũ Nhạc để thôn tính Thiếu Lâm, diệt trừ Võ Đang, xử luôn Ma Giáo nhằm xưng bá võ lâm.
Sau nhiều năm tốn công tốn sức và sử dụng đủ các loại thủ đoạn mưu mô trên trời dưới biển, Tả Lãnh Thiền cũng tổ chức được đại hội võ lâm nhằm bá chủ "Ngũ Nhạc phái" trên núi Tung Sơn.
Tuy nhiên, kế hoạch của Tả Lãnh Thiền thất bại. Y bị Nhạc Bất Quần soán ngôi trong cay đắng. Mâu thuẫn giữa các cao thủ trong "Ngũ Nhạc phái" lại dâng cao hơn, không những người trong các phái không coi nhau là đồng môn mà mâu thuẫn còn dâng cao hơn trước.
Tả Lãnh Thiền tuy trọng thương tàn phế nhưng vẫn nuôi mộng khuynh đảo võ lâm. Về phần Nhạc Bất Quần, kết cục của y sau đó bi thảm như thế nào thì ai cũng biết.
Có thể nói Tiếu Ngạo giang hồ là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất trong vũ trụ kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Đây là tác phẩm có sự dày công trong việc xây dựng nội dung, cốt truyện, thủ pháp văn học. Tiếu Ngạo giang hồ có hệ thống môn phái đa dạng, đặc sắc với nhiều nhân vật có cá tính độc đáo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận