Độ 1: nhẹ. Độ 2 : trung bình, bắt đầu có phồng nước. Độ 3: nặng, xem như một “phân khúc” da cháy đen hết thuốc chữa. Chẳng may bị bỏng, không ai có thể “lánh nặng ưa nhẹ”, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn “độ chín”da không tiến sâu thêm, thậm chí có thể nắm áo kéo lại, qua sơ cứu đúng cách. Dễ hiểu hơn, nếu kịp phản ứng nhanh, nạn nhân có thể chặn độ bỏng dừng bước ở độ 1 hoặc lỡ đà chút xíu cũng chỉ dợm bước ở mức nửa đầu độ 2.
Việc cần làm ngay và làm sớm với mọi vết bỏng là …hạ nhiệt bằng cách xối , rửa nước lạnh , sạch, liên tục 10- 15 phút. Như đã nói, “dập lửa” càng nhanh càng có cơ chặn đà xâm thực của vết bỏng. Có thể chườm, đắp gạc lạnh hay xối nước đá nhưng tránh chườm trực tiếp đá cục. Xong phần chữa cháy, các công đoạn còn lại tiến hành bình thường như băng bó (không băng kín), thoa thuốc chống bỏng, giảm đau, nếu cần đến một cở sở y tế để thầy thuốc xem qua.
Có thể sau mọi gắng gỏi đi trước đón đầu mà độ bỏng vẫn lừng lửng tiến, nghĩa là việc xuất hiện phồng nước là một “thực tiễn khách quan” ngoài can thiệp, thì việc chăm sóc vết phồng đúng cách cũng góp phần giảm thiểu di chứng. Cụ thể, nên để yên vết phồng tự sinh tự diệt. Đối đế,chướng mắt, phải chọc thủng thì nên sát trùng kỹ công cụ và băng bó cẩn thận tránh nhiễm trùng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận