5. Pháo đài Qaitbay, thành phố Alexandria, Ai Cập
Công trình Pháo đài Qaitbay sừng sững ở mũi đông đảo Pharos, thành phố cổ Alexandria, Ai Cập. Pháo đài được xây dựng trong vòng 3 năm tại cùng vị trí ngọn hải đăng trong “truyền thuyết” Alexandria, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại đã bị tiêu hủy trong loạt trận động đất từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14, từ đó đóng vai trò bảo vệ thành phố khỏi cuộc lăm le xâm lăng của quân Ottoman những năm 1480. Vị Sultan xây dựng pháo đài người Circassia tên Qaitbay, một người sành kiến trúc, cuối cùng cũng đã cho xây mới hoặc tái thiết hơn 70 công trình kiến trúc nữa trên khắp Ai Cập, Mecca, Medina và Jerusalem. Bị người Anh gây thiệt hại nặng nề năm 1882, Vua Farouk của Ai Cập đã khôi phục lại các tầng trên của pháo đài vào năm 1994 để biến nơi này thành chốn giải khuây “hoàng gia”, còn ngày nay, pháo đài trở thành Bảo tàng hàng hải Alexandria.
6. Lâu đài Fasil Ghebbi, Gonda, Ethiopia
Lâu đài đậm đặc trung cổ nhất trong tất cả các lâu đài ở Châu Phi, Fasil Ghebbi là một lời tiên tri trở thành sự thật. Sau nhiều thế kỷ rong ruổi, Hoàng đế Fasilides chấm dứt câu chuyện phiêu lưu của tổ tiên vương triều Solomon của mình và bắt đầu tiến hành xây dựng một cung điện ở Gonda vào năm 1636. Failides là người yêu chuộng kiến trúc, do đó tòa lâu đài của ông bao gồm điện thờ, thư viện, vườn cây và 12 cánh cổng theo phong cách Chính thống giáo Ethiopia. Đây cũng là tòa nhà đầu tiên có hai tầng xây dựng tại Ethiopia. Gia đình hoàng tộc cư ngụ tại Gondar trong vòng 250 năm và kể cả sau khi kinh đô được dời về thủ đô Addis Ababa ngày nay, người dân vẫn tiếp tục đến Gonda tham quan và chiêm ngưỡng công trình. Nhà tiên tri Rastafari cũng là người cai trị Ethiopia từ 1916 tới 1974, Haile Selassie, thậm chí còn nuôi sư tử tại đây. Tổ hợp lâu đài Gonda bị hư hỏng nghiêm trọng trong Chiến tranh thế giới II và các giao tranh với Sudan và Somalia, thế nhưng nhờ các nỗ lực khôi phục vào thập niên 90, lâu đài Fasil Ghebbi mở cửa trở lại cho du khách từ 2005 tới nay.
Gần Fasil Ghebbi, hoàng đế Failides xây dựng một cung điện hai tầng để làm nơi tắm táp, hàng năm vào lễ hội tôn giáo Timkat của Chính thống giáo Ethiopia vẫn đông kín người ca ngợi cuộc rửa tội của Chúa Jesus.
7. Lâu đài Cape Coast, thành phố Cape Coast, Ghana
Lâu đài Cape Coast ở bờ tây Ghana còn khước mới so sánh nổi với những lan can và cầu kéo bằng đá thường gắn liền với hoàng gia trung cổ các nơi. Được các thương nhân người Thụy Sĩ xây cất đầu tiên bằng gỗ và vàng vào thế kỷ 17, lâu đài Cape Coast trở thành một trung tâm buôn bán một món hàng có giá trị hơn rất nhiều: nô lệ. Để chứa hàng ngàn thổ dân, đàn ông và phụ nữ, và cả trẻ em, băng qua cánh cổng “một đi không trở lại” trước khi băng qua Đại Tây Dương sang Châu Mỹ, các hầm dưới lòng đất đủ chứa hàng ngàn người được bổ sung vào công trình. Lâu đài Cape Coast chỉ là một trong số những lâu đài “chứa nô lệ” xây dựng lên ở bờ biển Ghana, đóng vai trò thị trường, bãi chứa và nơi nghỉ ngơi cho các thương buôn nhẫn tâm, bất chấp đến từ Châu Âu trong suốt 200 năm.
8. Lâu đài của Saladin, Cairo, Ai Cập
Lâu đài Saladin trên đèo Mokattam gần trung tâm Cairo nằm ngay giữa lòng Cairo Hồi Giáo khi thành phố này trở thành trung tâm của thế giới hồi giáo mới vào thế kỷ 14. Lâu đài cũng là nơi đặt chính quyền Cairo, được Salah al-Din của vương triều Ayyud xây dựng để bảo vệ chính mình và những lực lượng ủng hộ ông khỏi những cuộc Thập tự chinh Cơ đốc suốt từ 1176 tới 1183. Đằng sau các bức tường lâu đài là ba thánh đường hồi giáo, một hệ thống cầu dẫn nước, và các khu dân cư, và cuối cùng, một “ngôi nhà công lý”. Một cung điện mang tên Bijou, được lệnh xây dựng vào năm 1814, được trang trí bởi những đại diện của các quốc gia khác nhau, bao gồm Hy Lạp, Pháp, và Bulgary.
Salah al-Din cho xây một giếng sâu 85 mét, hay được gọi là Giếng xoắn ốc với 300 bậc thang uốn lượn bên trong.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận