Pháo đài Jesus, Mombasa, Kenya
Pháo đài Jesus là chứng nhân của thời kỳ Bồ Đào Nha cai trị vùng bờ biển Swahili thế kỷ 16 – nỗ lực thành công đầu tiên của một thế lực ngoại bang gầy dựng một ảnh hưởng lên công cuộc giao thương dọc suốt Ấn Độ Dương. Xây trên hòn đảo Mombassa của Kenya theo phong cách Phục hưng, chịu ảnh hưởng từ kiến trúc sư Pietro Cataneo người Ý, từ trên cao nhìn xuống quần thể kiến trúc mang hình thù một người đàn ông, tạo nên từ những bức tường cao 5,5 mét và bốn khối phòng vệ bốn góc như tứ chi. Về chiến lược, pháo đài Jesus từng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Từ 1631 tới 1895, pháo đài bị chiếm đóng ít nhất 9 lần khác nhau. Sang đầu thế kỷ 20, người Anh đã giành quyền kiểm soát pháo đài và sử dụng nó làm nhà tù tới giữa thế kỷ 20 khi chính quyền Kenya lấy lại quyền kiểm soát, biến nơi này thành một bảo tàng lịch sử.
Lâu đài Taleh, Taleh, Somalia
Từng là trái tim của Nhà nước Dervish hồi giáo do Mohammed Abdullah Hassan thành lập đầu thế kỷ 20, lâu đài Taleh là tập hợp từ nhiều kiến trúc xây dựng quanh nhiều lăng tẩm, trong đó có lăng của thân mẫu Hassan, bà Carro Seed Magan. Quần thể kiến trúc Taleh là một trong bốn lâu đài tạo nên cổ trấn Taleh, nơi bị không quân Hoàng gia Anh oanh tạc năm 1920, quét sạch Nhà nước Dervish. Đầu năm 2008, lực lượng Somalia chiếm lại thị trấn Taleh và xây dựng gần tòa lâu đài lịch sử một căn cứ quân sự.
Lâu đài Duwisib, Namib Region, Namibia
Có một nguyên nhân vì sao tòa lâu đài nằm trên các ngọn đồi khí hậu bán khô hạn miền Nam Nambia trông lại Châu Âu dường ấy: lâu đài do đại tá Hans Heinrich von Wolf, một người Đức, xây dựng. Sau khi phục vụ trong cuộc diệt chủng người Herero và Namaqua của quân đội Đức đầu thế kỷ 20, Wolf trở về Namibia trong thời bình cùng cô dâu mới, tậu tám nông trang, và tuyển kiến trúc sư nổi tiếng Wilhelm Sander xây dựng cho mình một tòa lâu đài. Công trình xây cất lâu đài Duwisib bắt đầu từ 1908 và vào thời điểm hoàn thành, nơi đây có 22 căn phòng xây nên từ đá của Đức của chính tay thợ lành nghề Châu Âu nhập sang. Wolf chết giữa chiến trường Thế chiến I năm 1916 và vợ ông không bao giờ quay trở lại Namibia, bỏ hoang tòa lâu đài mà chồng mình từng say sưa. Truyền thuyết kể lại rằng, những chú ngựa giống bà để lại chính là tổ tiên của loài ngựa sa mạc Namib đang ngày nay tung hoành giữa vùng nông thôn Namibia.
Ngày nay lâu đài Duwish được Namibia Wildlife Resorts quản lý, và du khách không những có thể tham quan mà còn có thể lưu trú lại trong một căn phòng đã tân trang bên trong lâu đài.
Pháo đài São Miguel, Luanda, Angola
Những viên gạch men tinh xảo bên trong Pháo đài São Miguel thuật lại lịch sử đất nước Angola bắt đầu từ những năm dưới ách cai trị của Bồ Đào Nha. Xây dựng năm 1576, trong vòng 50 năm, pháo đài đã trở thành trung tâm hành chính của nhà nước thuộc địa và trung tâm buôn bán nô lệ sang Brazil, Nam Mỹ. Dù từng qua một thời gian ngắn chịu chiếm đóng của người Hà Lan vào năm 1641, pháo đài hầu như vẫn còn nguyên vẹn theo thời gian, và vẫn giữ lại những kiến trúc phòng thủ, tường chống và khung kiến trúc đa giác bằng gạch đá. Ngày nay pháo đài São Miguel trở thành Bảo tàng Lực lượng vũ trang Angola.
Lâu đà Goree, đảo Gorée, Senegal
Đảo Gorée và tòa lâu đài cách thủ đô Dakar của Senegal 4km có một quá khứ đen tối. Gorée từng là một tiền đồn quý giá trong cuộc buôn bán nô lệ Tây Phi, dù các học giả bất đồng với nhau về con số chính xác nô lệ từng đến hòn đảo trong suốt 4 thế kỷ từ 15 tới 19. Có thể gần 15 triệu người đã bị bắt băng qua “Cánh cửa một đi không trở lại” ở Nhà chứa nô lệ nằm ngang mực nước biển phía Đông lâu đài. Thứ cuối cùng mà họ nhìn thấy trên hòn đảo chính là Lâu đài Gorée, căn cứ quân sự dễ dàng phòng ngự nằm trên một cao nguyên đá phía nam hòn đảo. Ngày nay, lâu đài là một Di tích Di sản của UNESCO, và là một viện bảo tàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận