Ấy thế nhưng có một số món nếu đem hâm nóng sẽ làm mất đi những dinh dưỡng quý giá trong chúng.
Các nghiên cứu dinh dưỡng đều cho thấy rằng, nấu ăn với lượng nhiệt cao và lâu thường sẽ làm giảm đi lượng dinh dưỡng bên trong thực phẩm. Chúng ta làm lạnh chúng (bỏ tủ lạnh) rồi lại hâm nóng nhiều lần, thì càng làm tăng cơ hội cho vi khuẩn phát triển và mất chất dinh dưỡng, hương vị lẫn kết cấu của thực phẩm.
Món ăn khi đó không chỉ không ngon, mà còn mất sạch dinh dưỡng, và tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm...
1-Bông cải xanh và khoai tây
Việc mất đi bao nhiêu dinh dưỡng và mất đi các chất nào khi hâm nóng thức ăn, phụ thuộc vào thành phần của chúng. Nói chung, thay đổi lớn nhất là mất các vitamin tan trong nước. Vitamin C và vitamin B đặc biệt nhạy cảm với nhiệt, vì vậy việc hâm nóng lại nhiều lần sẽ làm mất lượng vitamin này. Một ví dụ cụ thể đó chính là bông cải xanh và nhiều loại rau xanh khác.
Bông cải xanh sẽ mất đi lượng lớn vitamin C, folate khi hâm nóng. Vitamin C có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng thị lực; còn Folate giúp cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Tương tự như bông cải xanh, khoai tây nấu theo bất kỳ cách nào cũng vẫn luôn ngon - ngay cả khi hâm nóng. Nhưng loại thực phẩm này cũng chứa nhiều vitamin C, khoảng 27 mg vitamin C trong một củ khoai tây. Và chúng cũng sẽ mất đi nếu hâm nóng lại nhiều lần.
2-Trứng nấu chín
Trứng luộc là một trong số ít thực phẩm thực sự có hương vị khá ngon mà không cần hâm lại.
Trong lòng đỏ trứng có hai hoạt chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin rất quan trọng đối với sức khỏe của đôi mắt, giúp bảo vệ mắt khỏi ánh nắng có hại, và giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Nhưng một nghiên cứu khoa học năm 2015 cho thấy việc nấu chín trứng rồi hâm nóng có xu hướng làm giảm hoạt tính chống oxy hóa của trứng, bất kể phương pháp nấu ăn nào được áp dụng (luộc, rán, hấp).
3-Dầu thực vật và bơ
Dầu thực vật là dầu chiết xuất từ các loại thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành…Chúng chứa các axit béo không bão hòa. Khi tiếp xúc với nhiệt và để nguội nhiều lần, những chất béo có lợi cho tim này bắt đầu hình thành các liên kết khác nhau, và có thể chuyển hóa thành các axit béo, làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, và cuối cùng có thể dẫn đến những bệnh liên quan tim mạch.
Mặc dù bơ không phải là dầu thực vật, nhưng nó cũng là một chất béo lỏng có thành phần hóa học có thể thay đổi khi hâm nóng và chuyển hóa chất béo. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng bơ để chiên thực phẩm của mình, hãy nhớ đầu tư dùng vừa đủ, tránh thừa mứa lãng phí và độc hại.
4-Cá
Cá chứa nhiều dinh dưỡng, giảm tình trạng thiếu máu hoặc thiếu B6. Đặc biệt là một số loài cá như cá ngừ và cá hồi rất giàu pyridoxine, được sử dụng để điều trị một số loại thiếu máu và thiếu hụt B6. Nhưng pyridoxine rất nhạy cảm với nhiệt, và khi cá được hâm nóng lại sẽ làm mất đáng kể lượng pyridoxine trong cá.
5-Các loại rau chứa nhiều nitrat
Các loại rau như cần tây, củ cải đường, cà rốt và bất kỳ loại lá xanh nào thực sự rất giàu nitrat- hóa chất vừa có lợi vừa nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
Nấu thực phẩm chứa nitrat ở nhiệt độ cao và hâm đi hâm lại nhiều lần có thể biến chúng thành nitrosamine, được biết đến là chất gây ung thư. Do đó, việc hâm nóng lại rau phải được thực hiện một cách thận trọng.
Thực tế là hầu hết các loại rau xanh đều “mất vị” sau một lần nấu. Thế nên, chỉ nên nấu lượng rau vừa đủ trong bữa ăn, tránh để thừa đến bữa sau. Vừa không ngon lại vừa độc hại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận