Lấy tên gọi Posthuman Habitats (Môi trường hậu con người), dự án lấy cảm hứng từ những khu vườn thẳng đứng, không sử dụng đất của nhà thực vật học người Pháp Patrick Blanc. Khu vườn thẳng đứng ở đây là một chiếc áo vest, bọc quanh bằng một lớp vải giữ ẩm làm đất nền để trồng hạt giống.
Thời gian thu hoạch chừng hai tuần, và công tác tưới tiêu sẽ thông qua quá trình thẩm thấu tiếp (forward osmosis) sử dụng trực tiếp nước tiểu của người mặc áo. Đây cũng là một công nghệ do NASA áp dụng để canh tác trên không gian.
Aroussiak Gabrielian là một giáo sự kiến trúc ĐH Nam California, cho biết cô đã thử nghiệm với 22 loại rau và cây trồng khác nhau, từ rau cải đến cải diếp, dâu tây và đậu phọng. Tất cả đều sinh sôi, nảy nở… ngon lành.
Cảm hứng của dự án (hay tác phẩm, vì chắc gì thực tiễn!) đến từ thắc mắc của tự thân tác giả trước một tương lai cạn kiệt đất và nước, con người do đó không thể duy trì mùa vụ lẫn dân số cực kỳ đồ sộ của mình.
Có thể ý tưởng này quả thật còn quá mới mẻ, nhưng nhà thiết kế của chúng ta vẫn chọn chính mình trải nghiệm chiếc áo. Khỏi phải nói, đó là một trải nghiệm có một-không-(h)ai-(khác). Chưa kể sức nặng khi thực vật bắt đầu trở nên um tùm hơn, và độ ẩm bất chấp lớp cách ẩm bên trong áo dành cho người mặc.
Ít nhất, ngoài mục đích thực tiễn, chúng ta tiếp tục có một thứ khác để tư duy về môi trường xung quanh, về biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên vô tội vạ của loài người…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận