Đó là vào ngày sinh thứ 40, tháng 2 năm 2010, khi Morris quyết khởi sự cuộc thí nghiệm dày công nhưng thoạt tiên hết sức nhàm chán này, bằng việc tỉ mỉ ghi lại mọi điều đã trải qua, những nơi đã đặt chân tới, những người ông đã gặp gỡ, mỗi ngày từ 15 tới 30 phút – nhưng rốt cuộc thường kéo dài ngót một giờ.
10 năm sau 9 tháng và 307 quyển nhật trình sau đó, Morris cho rằng mình đã làm đúng: không những giúp ông nhớ mọi sự tốt hơn, mà còn giúp điều tiết cuộc sống tốt hơn. Nhà khoa học quyết định sẽ tiếp tục việc sự vụ hết sức miệt mài này sau khi cán mốc 10 năm, tức tháng 2 sang năm.
Một trong những mục tiêu của Morris là quản lý thời gian tốt hơn, từ cách chia quỹ thời gian và tác động của việc chia quỹ lên tậm trạng và sự vui sống của bản thân. Chẳng hạn, trước đây ông lái xe đi làm, nhưng từ những ghi chép ông nhận ra rằng mình thường bực dọc vì những chuyện nhỏ nhặt, như ai đó cúp đầu hoặc thường kẹt xe. Thế là nhà khoa học đã chọn đi lại bằng tàu điện và đi bộ tới chỗ làm, vừa giảm stress, vừa tốt cho sức khỏe.
Trong bài phỏng vấn với BBC, Morris chia sẻ rằng ghi chép lại cuộc sống trong một thời gian kéo dài cũng giúp việc giảng dạy và thuyết trình của mình mỹ mãn hơn, vì ông có thể chú ý những chi tiết thường ít người quan tâm và đề ra những giải pháp xử lý tương ứng. Sử dụng song song Excel và sổ nhật trình, hết sức tỉ mẩn “khoa học”, Morris có thể truy lại mọi khía cạnh của các dự án mà mình tham gia.
Một ngày của logger (không phải blogger hay vlogger) bắt đầu từ đêm hôm trước, khi Morris viết ra kế hoạch cho ngày hôm sau, chi tiết tới từng 15-30 phút. Theo Morris, cách này giúp ông có thể đưa ra những cải thiện dù nhỏ nhưng lại hết sức quan trọng.
Nếu biết tới chứng apeirophobia – nỗi sợ vô cực, hay sự vô hạn của cuộc sống – và trót phải ghi chép những giờ khắc cuối cùng của cuộc đời mình, như trường hợp hy hữu của nhà bò sát lưỡng cư học cự phách Karl Patterson Schmidt ghi lại toàn bộ cái chết của mình trước khi ông qua đời vì độc của loài rắn lục boomslang kịch độc, có lẽ ta sẽ nghĩ ngược lại toàn bộ cuộc ghi chép bên trên của Morris.
Hoặc chỉ với mỗi giây cuộc sống được ghi lại, như ý tưởng ban đầu của Cesar Furiyama, một đạo diễn và diễn giả TED, cuộc sống ta đang sống còn có thể đổi thay theo chiều hướng nào?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận