Lẩu Thập Cẩm

Lafufu xấu lạ vẫn đắt hàng, công ty 'chính chủ' quyết kiện tới cùng

VŨ NGUYỄN

Đăng lúc 20:10 | 28/07/2025

Hiện tượng búp bê nhái "Lafufu" - phiên bản nhái của Labubu đang gây sốt thị trường, đã khiến Pop Mart, chủ sở hữu thương hiệu Labubu, tiến hành khởi kiện để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Labubu, nhân vật đồ chơi nghệ thuật (art toy) do nghệ sĩ Hong Kong Kasing Lung sáng tạo, vốn nổi tiếng nhờ tạo hình độc đáo với đôi tai nhọn, miệng rộng cùng hàm răng cưa. 

Thời gian trước, Labubu được phân phối theo mô hình "hộp mù" với số lượng hạn chế, đã khiến mặt hàng này trở thành món đồ sưu tầm khan hiếm, thúc đẩy thị trường thứ cấp sôi động, thậm chí có thời điểm được so sánh với túi Birkin về mức độ săn lùng.

Lafufu - Ảnh 1.

Các sản phẩm Lafufu được "nhái" một cách lộ liễu khi chất lượng không tốt, xấu lạ.

Sự khan hiếm đã kéo theo làn sóng sản xuất hàng nhái. Trong đó, những mẫu lỗi với khuôn mặt gắn ngược, mắt rơi, đầu lệch, tay chân thiếu… lại bất ngờ được yêu thích vì vẻ ngoài "xấu lạ". Cộng đồng mạng đặt biệt danh hài hước cho chúng là "Lafufu" (ghép giữa Labubu và "fake").

Lafufu - Ảnh 2.

Những lời phàn nàn về Lafufu xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội.

Thậm chí tại Nghĩa Ô - trung tâm sản xuất hàng ở Chiết Giang, nhu cầu Lafufu từng cao đến mức các xưởng làm giả "không kịp thở". Đơn hàng tồn đọng hai tháng trước khi cơ quan quản lý mở chiến dịch truy quét ngày 9-6, buộc toàn bộ sản phẩm Labubu giả rời khỏi kệ. Một số cơ sở phải chuyển sang sản xuất hợp pháp khác để "tránh" rắc rối pháp lý.

"Chính chủ" khởi kiện và đăng ký luôn nhãn hiệu "nhái" Lafufu

Tuy nhiên, làn sóng Lafufu vẫn chưa dừng lại, khi một số cửa hàng 7-Eleven tại California (Mỹ) bày bán các sản phẩm nhái. Điều này khiến Pop Mart International không thể ngồi yên được nữa, bắt buộc có động thái pháp lý mạnh mẽ, để giải quyết vấn nạn.

Ngày 18-7 vừa qua, công ty nộp đơn kiện một số cửa hàng 7-Eleven tại California (Mỹ) cùng công ty mẹ 7‑Eleven Inc., cáo buộc họ bán Lafufu - sản phẩm vi phạm nhãn hiệu, kiểu dáng thương mại và bản quyền Labubu.

Pop Mart cho biết các sản phẩm này có thiết kế, bao bì và tên gọi dễ gây nhầm lẫn, nhưng chất lượng kém, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu. Doanh nghiệp yêu cầu bồi thường lợi nhuận, thiệt hại và chi phí kiện tụng. Vụ kiện cũng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các chuỗi bán lẻ lớn trong việc kiểm soát hàng hóa tại hệ thống nhượng quyền.

Lafufu - Ảnh 3.

Một số Lafufu còn làm giả tinh vi đến mức khó phân biệt.

Song song đó, pháp nhân Pop Mart Bắc Kinh đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu "Lafufu" ngày 7-7. Theo luật sư Hu Jiamin (Công ty luật Hunan Guochu), việc "đăng ký trước" những tên gọi dễ bị lợi dụng là một chiến lược nhằm chiếm quyền chủ động pháp lý, giúp thương hiệu kiểm soát tốt hơn các sản phẩm ăn theo và xây dựng cơ sở để xử lý vi phạm trong tương lai.

Lafufu xấu lạ vẫn đắt hàng, công ty 'chính chủ' quyết kiện tới cùng - Ảnh 4.TikToker thách đố IQ netizen khi tự nhận là 'nữ giả trai' từ bé Lafufu xấu lạ vẫn đắt hàng, công ty 'chính chủ' quyết kiện tới cùng - Ảnh 5.Cậu bé gây sốt bằng một điệu nhảy lạ trở thành đại sứ du lịch Lafufu xấu lạ vẫn đắt hàng, công ty 'chính chủ' quyết kiện tới cùng - Ảnh 6.Ảnh vui 28-7: Nhờ chồng chụp ảnh và cái kết
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới Lẩu thập cẩm