Thế giới quan của trẻ em khác xa với những quan điểm, góc nhìn của người lớn. Bởi với người lớn, số 1 sẽ mãi chỉ là số 1, trong khi đó ở trẻ em, số 1 sẽ được cộng với "n". Và cũng vì lẽ đó mà trí tưởng tượng của tụi nhỏ sẽ "bay cao, bay xa", thậm chí còn vượt ngoài tầm nghĩ suy của không ít người trưởng thành.
Người lớn mấy khi hiểu được đám trẻ hoàn toàn. Điển hình như câu chuyện đang được cộng đồng mạng truyền nhau, yêu cầu "Hãy vẽ một bức tranh miêu tả em khi 100 tuổi" nhận được sự quan tâm đông đảo. Đồng tình có, phản bác cũng không ít về cách chấm điểm của giáo viên khi bức vẽ chỉ nhận về "con ngỗng" to tướng, cũng như vô vàn lời bàn tán tư duy của người lớn đối với trẻ nhỏ.
- Vẽ đúng rồi mà, sao được chấm có 2 điểm vậy? Ai sống nổi tới 100 tuổi...
- Cậu bé thông minh ghê! Còn phác hoạ thêm hình ảnh... vất vưởng nơi cửa mồ của mình nữa?!
- Thằng nhóc sáng tạo mà. Vẽ ngôi mộ có cỏ xanh um thế kia nghĩa là có óc quan sát kỹ càng đấy chứ. Cho 2 điểm thì thầy cô cũng nên suy nghĩ lại khi đang áp đặt suy nghĩ bản thân lên trẻ nhỏ. Chẳng lẽ vẽ ông già, bà già lụm khụm có đám con cháu quây quần?
- Bài kiểm tra này là "hàng fake" rồi. Ai đời thầy cô chấm điểm lại dùng mực xanh thế kia?
- Chữ thầy/cô giáo cấp 1 mà xấu như vậy thì cũng cần xem lại và học tập hơn nữa. Bây giờ tìm mỏi mắt cũng không thấy ai dạy ở những lớp nhỏ mà chữ xấu vậy đâu. Có chăng đây là một bài kiểm tra ảo, được tạo ra nhằm troll mọi người thôi!
- Đây là một sự sáng tạo có tính thực tế. Một bức tranh mô tả chính người được giả định là ở vào thời điểm 100 tuổi. Mà giả định ấy, về mặt sinh học, có thể không tồn tại. Và hơn nữa, thời gian là một thông số khách quan, nó đã cố định theo hệ qui chiếu được xét đến, nhưng sự hiện hữu của con người dưới một “thể tính” nào thì lại là một vấn đề triết học.
Chưa xét về mặt đúng, sai của bức vẽ thì người sáng tác - cậu học trò Trọng Thủy - đã giúp người lớn... mở mang thêm góc nhìn về thế giới quan của trẻ nhỏ. Mà ở đó, chúng được quyền tư duy rất đỗi bình thường, dung dị nhưng cũng khác xa người lớn. Nếu cứ bó hẹp trẻ nhỏ theo những khuôn mẫu nhất định, hàng triệu bức vẽ, tác phẩm khác theo kiểu "copy & paste", rập khuôn sẽ ra đời, và đây là cách "rèn" con người cũ kỹ, lối mòn, chứ chẳng phải khai phóng tiềm năng ở trẻ như nhiều môi trường học đường đã và đang tích cực hướng tới.
Đúng là một câu chuyện chưa rõ thực hư, nhưng cũng không kém phần thời sự, nhỉ?!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận