Chỉ số Passport Henley, dùng để đo “quyền lực” của tấm hộ chiếu trên thế giới, đã xếp Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất hồi tháng 1, khi công dân Nhật có thể đi đến 191 nơi mà không cần xin visa. Trung bình, một công dân trên thế giới có thể đến 107 địa điểm mà không cần visa hoặc có thể đăng ký visa tại sân bay – gần gấp đôi con số 58 khi lần đầu tiên chỉ số Passport Henley ra đời năm 2006.
Nhưng ngày nay, 93% dân số thế giới đang chịu cảnh “nội bất xuất ngoại bất nhập” do các chính phủ ban bố lệnh cấm di chuyển, cách ly xã hội. Cục diện của passport đã ra sao, khi chúng ta đã tạm thời đánh mất… tự do?
Vua passport, Christian Kälin, người sáng lập chỉ số Passport Henley, cho biết: “Châu Á vẫn dẫn đầu. Cách tính rất đơn giản: dựa trên dữ liệu của Cơ quan Vận tải hàng không quốc tế (IATA), bao gồm 199 passport và 227 điểm dừng chân.
“Chỉ số Passport Henley là một phản ánh rất bao quát mối quan hệ địa chính trị cũng như một thước đo độ cởi mở của các quốc gia.”
Nhật Bản vẫn giữ vị trí thứ nhất ở đầu quý hai 2020, Singapore thứ hai, và Đức và Hàn Quốc đồng hạng ba. Luxembourg và Tây Ban Nha cùng Ý và Phần Lan đứng hạng tư, Áo cùng Đan Mạch hạng năm. Các thay đổi của chỉ số được cập nhật thường xuyên trong suốt năm khi các thay đổi về chính sách visa có hiệu lực.
Tuy nhiên, trước tình hình phong tỏa, tình thế dường như đã thay đổi. “Hãy nhìn Tây Ban Nha, hay bất cứ quốc gia nào đã phong tỏa toàn diện. Trước đây, một công dân Tây Ban Nha có thể có một trong những passport quyền lực nhất. Giờ đây, chỉ cần một passport Bangladesh, vốn rất hạn chế, ta đã có thể tự do ra sân bay và bay ra khỏi Tây Ban Nha.”
Kalin cho rằng đại dịch sẽ không ảnh hưởng lâu dài chỉ số passport, và mọi thứ rồi sẽ trở lại như trước.
Tuy nhiên, nếu ta nhìn vào các khía cạnh sức khỏe – chẳng hạn chất lượng hệ thống y tế, chất lượng cấp cứu, tiếp cận chăm sóc và dịch vụ y tế - bỗng nhiên trở nên quan trọng. Một điều vốn không bao giờ được tính kèm trong chính sách visa.”
Kalin cho rằng trong tương lai, an ninh sức khỏe liệu có trở thành một yếu tố lớn để xét đến việc cấp visa hay không, bởi lẽ chỉ số passport Henley là một công cụ đo lường hết sức thô sơ. Nước Mỹ là một điểm dừng chân thu hút về kinh doanh và giải trí, nhưng chỉ số miễn visa chỉ xếp hạng ngang với… Triều Tiên.
Kailin cũng đồng thời sáng lập ra Chỉ số Chất lượng quốc tịch, “một cách tính cầu kỳ, tinh vi hơn” trong đó bao gồm GDP, chỉ số phát triển con người, mức độ hòa bình và quyền định cư.
Nhật đứng thứ nhất chỉ số passport và Mỹ thứ 7, nhưng Chỉ số chất lượng quốc tịch của Nhật là 26, và Mỹ 27.
“Với passport Mỹ, ta chỉ có thể thật sự sống tại Mỹ, mà vẫn cần phép định cư tại Canada. Với Brexit, tình hình thực ra không thay đổi quá nhiều, vì bạn vẫn có thể đi nghỉ tại Tây Ban Nha. Thế nhưng, xét Chỉ số Chất lượng quốc tịch, Anh sẽ mất điểm rất nhiều, vì không thể sống tại Tây Ban Nha nếu không có phép.”
Trong khi đó, có tới kỷ lục 900.000 passport Ireland mới lập năm 2019, vì lượng công dân Anh nhập tịch Ireland kể từ đợt bầu chọn Brexit. Rõ ràng, quyền đi lại tự do khi thuộc về EU khiến Ireland “hấp dẫn” hơn.
Những tuần lễ vừa qua, theo Kalin, cho thấy tự do đi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố đôi khi hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát của chúng ta. “Khi các quan ngại về sức khỏe và an ninh chiếm vị trí chưa từng có trước đây, đây là một dịp để phản ánh ý nghĩa của việc tự do di chuyển dựa trên quyền công dân mà xưa nay chúng ta vẫn thường coi nhẹ.”
Những passport mạnh nhất 2020, theo thứ tự, là: Nhật Bản (191 điểm đến), Singapore (190), Hàn Quốc, Đức (189), Ý, Phần Lan, Tây Ban Nha, Luxembourg (188), Đan Mạch, Áo (187), Thụy Điển, Pháp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha (186), Mỹ, Anh, Bỉ, Na Uy, Thụy Sĩ (185), CH Czech, Hy Lạp, Malta, New Zealand (184), Canada, Úc (183), Hungary (182).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận