Khoa học từ lâu đã khẳng định mối liên kết giữa nội dung giấc mơ và cảm xúc với trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Những giấc mơ với biểu tượng kỳ quái cho phép chúng ta vượt qua những ký ức đau buồn hoặc tâm lý tiêu cực. Ngược lại, ác mộng là dấu hiệu cảnh báo về sự lo lắng mà ta có thể không nhận thức khi tỉnh giấc.
Khi hàng trăm triệu người buộc phải ở nhà vì đại dịch Corona, những chuyên gia nghiên cứu về giấc mơ tin tưởng rằng việc này đã thúc đẩy sự xuất hiện của những giấc mơ hướng về ký ức xa xôi trong quá khứ.
“Chúng ta thường sử dụng giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM) để xử lý cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực. Rõ ràng, đại dịch này đã tạo ra rất nhiều sự căng thẳng và lo lắng.” – Patrick McNamara, phó giáo sư thần kinh học tại Đại học Y Boston, một chuyên gia về giấc mơ chia sẻ.
Theo một nghiên cứu đang diễn ra do Trung tâm nghiên cứu Khoa học Thần kinh Lyon tại Pháp khởi xướng vào tháng 3, đại dịch virus corona đã khiến việc ghi nhớ giấc mơ tăng 35%, trong đó có 15% được khảo sát có giấc mơ tiêu cực hơn bình thường.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Hiệp hội Y học Giấc ngủ Italia phân tích giấc mơ của những người dân bị hạn chế di chuyển giữa lúc đại dịch bùng phát. Và nhiều đối tượng nghiên cứu gặp ác mộng hoặc xuất hiện những rối loạn giấc ngủ tương tự như những triệu chứng của rối loạn hậu sang chấn tâm lý.
Hàng loạt nghiên cứu chỉ ra rằng trải nghiệm con người có sẽ tạo ra một chuỗi ký ức tác động lên nội dung giấc mơ. Những cảm xúc chúng ta có trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến những gì chúng ta mơ và cách mà chúng ta cảm nhận về nó trong chính giấc mơ.
Trong tình trạng cách ly – khi mà mọi hoạt động thường nhật bị giảm hoặc hạn chế, nội dung của giấc mơ có xu hướng quay về những ký ức sâu thẳm trong tiềm thức hơn.
Deirdre Barrett là một trợ lý giáo sư về tâm lý học tại Đại học Harvard, đồng thời là tác giả quyển The Committee of Sleep. Trong một nghiên cứu gần đây nhất về những giấc mơ giữa đại dịch Corona từ tháng 3 của bà, nhiều người tham gia cho biết họ mơ về việc bị nhiễm virus hoặc đang hấp hối vì nhiễm phải nó. Những người khác thì thay thế nỗi sợ virus bằng các yếu tố ẩn dụ như côn trùng, zombie, thiên tai, bóng ma, quái vật hoặc kẻ xả súng hàng loạt.
Khi Barrett làm việc với các bệnh nhân dựa trên những “phác thảo kịch bản” giấc mơ của chính họ, bà thường hỏi họ muốn cơn ác mộng đó khác đi như thế nào. Sau khi bệnh nhân chỉ ra một hướng đi mới của giấc mơ, họ có thể viết nó ra và dợt lại trước khi lên giường ngủ. Những kịch bản này bao gồm từ những giải pháp bình thường như đánh lại kẻ tấn công cho đến những kịch bản “mộng tưởng” hơn như thu nhỏ kẻ tấn công bé như con kiến.
Nhà nghiên cứu Ruby từ Lyon cho rằng đối với những ai muốn nắm lại một số quyền kiểm soát với các cơn ác mộng thì tập trung vqo những điều “kỳ quái” có thể giúp ích phần nào. “Thay đổi cấu trúc – các định luật vật lý và hơn nữa – có thể thay đổi quan điểm và đề ra một góc độ khác, một sự dịch chuyển trong cách hiểu có thể giúp thay đổi hoặc làm tiêu giảm cảm xúc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận