Parkour thường được xem là một môn nghệ thuật đường phố nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi xem parkour có là một môn thể thao hay không. Thậm chí, nhiều nơi trên thế giới còn xem parkour là một mối nguy hiểm phải cấm để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Cách chơi rất đơn giản, “tín đồ” parkour - nam gọi là “Traceur”, nữ là “Traceuse” - cần vượt qua chướng ngại vật, những khoảng không bằng một hệ thống các động tác chuyển động vừa khéo léo, vừa nhanh nhẹ như chạy, nhảy, leo trèo, nhào lộn…
Người chơi chỉ cần mặc quần áo thoải mái, sắm một đôi giày có độ bám tốt là đã có thể luyện parkour.
Lý thuyết là vậy nhưng thực hành thì khác xa. Để luyện được các chiêu nhào lộn, bay nhảy từ nóc nhà này sang nóc nhà khác,… cần sự khổ luyện lâu dài và đôi khi đánh đổi bằng những chấn thương từ nặng tới nhẹ.
Tháng 6-2012, một thiếu nữ người Nga tử nạn ngay lần đầu chơi môn parkour. Cô thất bại và bỏ mạng khi nhảy từ tòa nhà cao 18m sang tòa nhà cao 14m, khoảng cách giữa 2 tòa là 7m.
Sự khéo léo và những màn bay nhảy đẹp mắt của parkour thậm chí là nguồn cảm hứng cho phim ảnh.
Ở Việt Nam, parkour chỉ mới du nhập vào khoảng những năm 2010 nhưng dần phát triển mạnh mẽ. Trên cả nước có khá nhiều nhóm parkour khác nhau, tập trung tại Hà Nội và TPHCM. Tuy nhiên parkour nhận không ít e dè vì bộ môn này quá mới cũng như độ an toàn khi tập luyện.
Xem thêm Khinh công kiểu "thánh sống Võ Đang" Trần Sư Hành
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận