Trạm hoạt hình

Corona làm căng lưới an toàn sinh kế, Âu và Mỹ sẽ khác nhau chỗ nào?

Kây Pi (theo AP)

Đăng lúc 10:28 | 12/05/2020

Ở châu Âu, sụp đổ các hoạt động kinh doanh lại đang tạo ra làn sóng các chương trình hỗ trợ nhằm duy trì hàng triệu công ăn việc làm. Trái lại, ở Mỹ, hơn 33,5 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, trong khi tỉ lệ thất nghiệp tăng tới 14,7%, cao nhất kể từ Đại khủng hoảng năm 1930. Quốc hội Mỹ đã thông qua 2 ngàn tỉ đôla hỗ trợ khẩn cấp, tăng cường các phúc lợi và ban hành các chi phiếu kích cầu lên tới 1.200 đôla/người nộp thuế...

Đây là một mẫu hình thường xảy ra ở các vụ khủng hoảng kinh tế trước đây, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 và Đại khủng hoảng 1930. Châu Âu lệ thuộc vào các chương trình phúc lợi hiện hữu bơm tiền vào túi người dân. Trái lại, nước Mỹ trông cậy vào động thái của Quốc hội đưa ra các chương trình kích thích kinh tế, như đã từng làm hồi 2009 dưới thời (cựu) TT Barack Obama, và gói giải cứu mới đây của TT Trump.

undefined

Nhà kinh tế học Andre Sapir, một giáo sư cao cấp tại viện nghiên cứu Bruegel, Brussels (Bỉ), cho rằng chính sách ngân sách của Mỹ đóng một phần vai trò của hệ thống phúc lợi xã hội của châu Âu, vì hệ thống phúc lợi ở Mỹ kém “hào phóng” hơn, và một cuộc khủng hoảng do đó sẽ nặng nề hơn đối với tầng lớp công nhân, người lao động.

Khi xảy ra khủng hoảng, người làm thuê tại Mỹ nếu mất việc có thể mất luôn bảo hiểm y tế, và rủi ro mất luôn mái ấm cũng đồng thời treo lơ lửng.  

undefined

“Ở Mỹ, ta cần phải liên tục bơm tiền vào nền kinh tế để giữ cho mọi người tiếp tục làm việc, vì chỉ thông qua đó họ mới được bảo vệ” Sapir phân tích. “Hệ thống nào mới tốt hơn đây? Tôi sẽ không sa đà vào phân tích hay đánh giá, vì vấn đề này cực kỳ… đồ sộ.”

Nước Mỹ thường đứng vị trí dưới trung bình về các biện pháp hỗ trợ xã hội, trong 37 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, tổ chức có các quốc gia thành viên chủ yếu từ các nền dân chủ đã phát triển. Mỹ về chót khi xét số lượng người sống trong tình trạng đói nghèo tương đối, những người sống dựa vào ½ thu nhập bình quân hoặc thấp hơn, chiếm khoảng 17,8%. Các quốc gia như Iceland, Đan Mạch, CH Czech và Phần Lan, con số này dưới 6%.

undefined

Sau đây là những con số, xoay quanh trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế, phúc lợi sinh nở, và giá trị trên tổng GDP.

Trợ cấp thất nghiệp

Người Mỹ thất nghiệp trung bình nhận về khoảng 372 đôla/tuần trước khi xảy ra đại dịch virus corona. Nhưng con số trung bình này có thể thấp hơn, chẳng hạn 215 đôla tại Misssisspi hoặc dao động cao hơn, chẳng hạn 543 đôla tại Hawaii!

Gói giải cứu kinh tế trao cho người lao động thêm 600 đôla/tuần cho tới tháng 7, đồng thời cũng mở rộng phúc lợi cho những người bị thất nghiệp vì đại dịch, như là những bậc làm cha mẹ phải nghỉ việc vì trường học đóng cửa. Hầu hết các tiểu bang hỗ trợ 6 tháng thất nghiệp, nhưng trong trường hợp khẩn cấp sẽ bổ sung thêm 13 tuần.

undefined

Đem đi so sánh, trợ cấp nghỉ việc ở Đức trả 60% lương trong vòng 1 năm. Pháp thì cho tới 75% lương bình quân hàng ngày tới những… 2 năm. Phúc lợi thất nghiệp tại Pháp trung bình là 1.200 euro/tháng (hơn 1.300 đôla Mỹ).

Còn nữa các chương trình trợ cấp lao động ngắn hạn tính theo giờ, nếu như công ty tạm thời tuyển dụng như vậy trong thời gian ngắn, quỹ trợ cấp sẽ đứng ra thanh toán. Hơn 10 triệu người lao động đang được quỹ này đứng ra thanh toán ở Đức, và khoảng 12 triệu người khác ở châu Âu, góp phần giữ tỉ lệ thất nghiệp tại khối châu Âu tăng khoảng 0,1% so với tháng 2 trước đó, vào khoảng 7,4%.

Trong khi đó, tại Mỹ, gói khẩn cấp sẽ miễn số tiền cho vay lãi suất thấp cho các doanh nghiệp sử dụng số tiền chủ yếu vào việc trả lương cho nhân viên.

undefined

Về bảo hiểm y tế, gần một nửa người Mỹ nhận bảo hiểm y tế từ người chủ quản lý, trong khi 34% còn lại sẽ nhận phúc lợi từ các chương trình của chính phủ như Medicare và Medicaid. 6% nhận bảo hiểm cá nhân và năm 2018 có 9% người Mỹ không nhận khoản bảo hiểm nào.

Ở châu Âu, bảo hiểm y tế toàn dân chính là qui luật, được trả thường qua tiền lương hay các loại thuế khác. Một ví dụ là NHS của Anh, được duy trì bằng tiền thuế và cung cấp chăm sóc y tế miễn phí, thâm hụt 7% GDP hàng năm của đất nước này.

Về phúc lợi sinh nở, người lao động ở Mỹ có thể nghỉ không lương để chăm sóc cho gia đình, nhưng không có luật pháp liên bang nào yêu cầu người sử dụng lao động chu cấp số tiền này cho nhân viên. Trong khối tư nhân, 16% người lao động có thể nghỉ vẫn nhận lương để chăm sóc gia đình tính tới tháng 3-2018. Một số bang cung cấp bảo hiểm thai sản từ 4 tới 10 tuần. Mỹ là quốc gia duy nhất trong khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế không thanh toán tiền lương cho phụ nữ sinh con.

undefined

Trong khi đó, ở Pháp, phụ nữ sinh con đầu lòng có thể nghỉ có lương ít nhất 16 tuần, và phải nhận tối thiểu 8 tuần lương. Từ trẻ thứ 3 trở đi, các bà mẹ được nghỉ 26 tuần. Người lao động nhận trợ cấp thai sản tới 89 euro (94 đôla Mỹ) mỗi ngày. Nhưng một số ngành nghề sẽ có cách chi trả riêng và có lợi hơn cho các bà mẹ, tới tối đa là thanh toán toàn bộ lương trong thời gian nghỉ thai sản. 

Đan Mạch cung cấp 52 tuần nghỉ phép cho cha hoặc mẹ sau khi sinh con hoặc nhận con nuôi, cho cả hai người; nhận trọn lương hay không còn tùy vào hợp đồng lao động trên thực tế.

Về tình trạng khuyết tật, khoảng 8,3 triệu người Mỹ nhận trợ cấp khuyết tật thông qua An sinh xã hội. Số tiền này vào khoảng 15.100 đôla/năm – vừa nhỉnh hơn mức nghèo cho một gia đình có một người, là 12.760 đôla/năm. Các chuẩn để nhận trợ cấp khuyết tật thường khắt khe và hầu hết đơn đăng ký đều bị từ chối; những người không được duyệt rốt cuộc sẽ phải chọn chế độ tem phiếu. Mỹ đứng vị trí thứ 30/36 quốc gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế về số tiền dành cho mọi dạng khuyết tật do công việc hay bệnh tật gây ra.

undefined

Trong khi đó, ở Pháp, người khuyết tật hoàn toàn được nhận gần 293 euro (311 đôla Mỹ) bảo hiểm y tế công hàng tháng, và không quá 1.714 euro (1.825 đôla). Những người không còn khả năng lao động và phụ thuộc người khác trong sinh hoạt hàng ngày có thể nhận hàng tháng 1.418 tới 2.839 euro (1.510 tới 3.027 đôla), kết hợp với các kiểu thu nhập khác và vẫn nhận từ tiền thuế cũng như An sinh xã hội.

Về chi phí, lưới an toàn sinh kế của châu Âu dù hiệu quả vẫn có cái giá của nó, đó là tiền đóng thuế lên người lao động lẫn người chủ thuê. Tại Mỹ, tiền An sinh xã hội chiếm tới 6% GDP năm 2018, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Ở Pháp, số tiền này cao gần gấp 3 lần, vào khoảng 16% GDP và tại Đức hơn 14%.


Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin Mới Nhất
    Tin mới Trạm Hoạt Hình

      Những lý do nghỉ việc trời ơi đất hỡi

      Ai cũng biết kiếm được việc làm là một chuyện khó nuốt vô cùng. Ấy vậy mà khi đã có việc rồi, rất nhiều con dân văn phòng lại dễ dàng nghỉ việc vì đủ thứ lý do trời ơi đất hỡi.

      06/04/2025 13:57

        Thời của ngoại giao

        Là một người hướng nội nhưng cuộc đời bắt phải hướng ngoại, thì cần làm gì để giao lưu trong tập thể mà không bị chửi vô duyên?

        05/04/2025 20:00

          'Tinh hoa' hội tụ trong nhà

          Cuộc sống muôn màu nhiều lúc làm ta mù màu. Nhưng đừng lo, ở nhà đã có những 'chuyên gia' sẵn sàng hỗ trợ bạn vượt qua khó khăn.

          04/04/2025 20:00

            Những thứ đâm hông

            Lập gia đình đã khó, giữ gia đình yên ổn càng khó, nhưng muốn nó tan tành thì dễ òm, dễ hơn ăn cháo. Tất cả là vì một số thứ lãng xẹt.

            04/04/2025 17:03

              Sếp và lính, ai mới khổ?

              Xưa nay thiên hạ hay đồn thổi 'làm lính mới khổ, làm sếp sướng thấy mồ', cái này chưa chắc à nghen!

              03/04/2025 21:02

                Rao mà chỉ muốn vặt

                Bán chó đã qua huấn luyện, ưu tiên người dùng điện thoại thông minh. Tìm vẹt bay lạc, cảnh báo trẻ em không nên bắt. Và nhiều lời rao nghe xong chỉ muốn cạn lời.

                03/04/2025 18:58

                  Thế nào là 'tâm đầu ý hợp'?

                  Người ta thường đồn vợ chồng ở lâu hay hục hặc như chó với mèo. Tầm bậy, có những khoảnh khắc phu thê tâm đầu ý hợp tới... phát sợ mà các bạn chưa biết đấy thôi.

                  03/04/2025 10:12