Vậy phải chống các tia này bằng cách nào?
Kem chống nắng - mũi giáp công số một:
Với kem chống nắng, yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm là chỉ số chống nắng SPF (sun protection factor). 1 SPF chống nắng được 10 phút, nếu bạn mua loại kem có SPF =15 tức là nó bảo vệ bạn được 150 phút. Tiếp đến, bạn nên xem kem chống nắng chứa thứ gì mà nó chống được cả ông mặt trời? Hiện kem chống nắng được chia làm 2 loại: loại thứ nhất là kem chống nắng vật lý, chứa titanium dioxide (chống tia UVB) và kẽm oxide (vừa chống tia UVA, vừa chống tia UVB). Đây là loại kem chống nắng an toàn, ngăn được tác hại của các gốc tự do- thứ làm da lên lão. Loại thứ hai là kem chống nắng hóa học, gồm các chất như avobenzone, oxybenzone, octinoxate khi bạn thoa lên da chúng sẽ tạo ra một màng phân tán các tia UV. Tuy nhiên, vì là hóa chất nên chúng có thể gây kích ứng (nổi mẩn, mụn), và không ngăn cản được tác hại của các gốc tự do.
Tùy theo da mỏng, dày mà chúng ta chọn loại kem chống nắng thích hợp. Kem chống nắng cho da mặt (mỏng) khác với kem chống nắng cho da toàn thân (dày hơn). Trước khi ra khỏi nhà 30 phút bạn phải hoàn tất việc thoa kem chống nắng, đừng chờ “nắng lên đi, lau mồ hôi, ta thoa kem”. Dù chỉ số SPF =15, nhưng khi ngâm mình trong hồ bơi hay bãi biển, thì sau 50 phút bạn vẫn phải thoa kem lại. Kem chống nắng có SPF= 20-30 dùng cho da sáng. Nếu da bạn dễ nổi mụn thì nên dùng dạng xịt. Nên thoa lớp kem chống nắng dày khoảng 0,2 cm (một lượng kem bằng đầu ngón tay trỏ là đủ cho toàn khuôn mặt). Bạn không nên dùng kem chống nắng chung với những loại thuốc bôi ngoài da khác, vì có thể sẽ làm mất tác dụng của cả hai.
Viên chống nắng uống - mũi giáp công số hai:
Xem ra quy trình bôi bôi xức xức cũng khá tỉ mỉ và tốn công, nên một số hãng dược đã cho ra lò viên uống chống nắng, với lời quảng cáo rất bùi tai: “uống 1 viên trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 30 phút cũng đủ bảo vệ da…”.
Sự thật thì viên uống chống nắng bao gồm những vitamin chống gốc tự do như vitamin E, A. Cơ chế hoạt động của chúng là “bẫy” các gốc tự do, không cho chúng gây tác hại. Do viên chống nắng chống lại các gốc tự do, nên nó làm giảm nguy cơ bỏng nắng, nám da, đốm nâu và có tác dụng phòng chống ung thư da.
Nếu viên chống nắng kỳ diệu vậy, hay ta chỉ uống thuốc là khỏe re? Theo một số bác sĩ, chuyên gia về da liễu tại Trường Đại học Y New York, Trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial Sloan-Kettering New York thì viên uống chống nắng cũng tương tự các chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất chống oxy hóa. Nghiên cứu cụ thể trên sản phẩm viên chống nắng Heliocare cho thấy khả năng chống nắng của viên này chỉ khoảng SPF 3 mà thôi. Vì thế bạn cứ uống viên chống nắng (nếu không duy trì được chế độ ăn hợp lý), nhưng đừng bỏ qua việc bôi kem chống nắng theo nguyên tắc “trong uống ngoài thoa” mới đạt kết quả.
Che chắn da - mũi giáp công số ba
Ngoài việc sử dụng kem, thuốc chống nắng thì đội nón rộng vành, bịt khẩu trang, mặc áo và váy dài chống nắng, mang kính mát, không ra nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều mới hoàn chỉnh bức tranh chống nắng.
Tuy vậy có một số chị thắc mắc, đã thực hiện tất tần tật các bước trên, mà sao da vẫn có những đốm nâu, vết nám? Xin thưa, nếu đã làm tất cả mà da không cải thiện gì, thì bạn phải xem lại chế độ ăn và đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Theo các bác sĩ tiêu hóa thì khi “bộ đồ lòng” bị bệnh, nơi đầu tiên nó báo cho bạn biết là làn da.
Lại có chị hỏi: mình xài kem, phấn trang điểm đã tích hợp kem chống nắng, thì có cần xài thêm kem chống nắng? Theo bác sĩ thì vẫn cần: lớp thứ nhất bạn bôi kem trang điểm, lớp thứ hai bôi kem chống nắng, như vậy mới đảm bảo những tia UVA, UVB không làm hại da bạn được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận