Showbiz muôn màu

Cháu danh họa Nguyễn Tư Nghiêm kết hợp hòa nhạc với triển lãm tranh

HÀ TRÂM

Đăng lúc 19:48 | 08/03/2024

Cùng với triển lãm bộ tác phẩm '12 con giáp' của cụ ngoại - danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, nghệ sĩ piano Trần Lê Bảo Quyên và violin Trần Lê Quang Tiến có hai buổi trình diễn hòa nhạc, tạo ra không gian hòa hợp hội họa và âm nhạc.

Triển lãm Nguyễn Tư Nghiêm - Đối thoại về thời gian nằm trong khuôn khổ Lễ hội Âm nhạc cổ điển Việt Nam 2024 tại Đà Lạt, diễn ra từ ngày 10 đến 17-3.

Hòa nhạc khai mạc là buổi trình diễn song tấu giữa Trần Lê Bảo Quyên và em trai - nghệ sĩ violin Trần Lê Quang Tiến

Hòa nhạc khai mạc là buổi trình diễn song tấu giữa Trần Lê Bảo Quyên và em trai - nghệ sĩ violin Trần Lê Quang Tiến

Vào tối ngày khai mạc (10-3), Bảo Quyên sẽ song tấu cùng em trai - nghệ sĩ violin Trần Lê Quang Tiến. Và tại buổi bế mạc, nghệ sĩ piano người Đức Tim Allhoff sẽ biểu diễn các tác phẩm cổ điển xen lẫn với những sáng tác cá nhân theo nhiều phong cách đa dạng.

Được biết, cả hai buổi trình diễn đều do chính Bảo Quyên lên ý tưởng, biên soạn để tạo nên cuộc đối thoại nghệ thuật thú vị giữa phương Đông và phương Tây, giữa tranh với nhạc, giữa bột màu, giấy dó mỏng manh với cấu trúc chặt chẽ của âm nhạc cổ điển.

Tác phẩm 'Canh Thìn' trong bộ tranh '12 con giáp' của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.

Tác phẩm 'Canh Thìn' trong bộ tranh '12 con giáp' của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.

Bộ tranh 12 con giáp được chọn trưng bày tại triển lãm lần này được danh họa Nguyễn Tư Nghiêm sáng tác từ năm 1993 đến năm 2011, trên chất liệu bột màu và màu nước giấy dó. Chùm tác phẩm thuộc bộ sưu tập tranh của gia đình pianist Trần Lê Bảo Quyên.

Từ châu Âu về nước tham gia Lễ hội Âm nhạc cổ điển Đà Lạt lần này, Bảo Quyên quyết định trưng bày bộ tranh để cô có cơ hội gặp gỡ những người yêu nghệ thuật tại thành phố ngàn thông.

Nữ nghệ sĩ cho biết mẹ cô là một người thích sưu tầm tranh nên từ nhỏ, ngoài tình yêu cháy bỏng với piano, cô cũng thừa hưởng tình yêu hội họa giống như mẹ. Những năm tháng sống xa nhà học tập và làm việc ở châu Âu, cô mang theo bộ tranh của Nguyễn Tư Nghiêm, coi đây là món tài sản quý giá hơn bất cứ báu vật nào trên đời.

Bảo Quyên lên ý tưởng, biên soạn để tạo nên cuộc đối thoại nghệ thuật thú vị giữa phương Đông và phương Tây, giữa tranh với nhạc, giữa bột màu, giấy dó mỏng manh với cấu trúc chặt chẽ của âm nhạc cổ điển.

Bảo Quyên lên ý tưởng, biên soạn để tạo nên cuộc đối thoại nghệ thuật thú vị giữa phương Đông và phương Tây, giữa tranh với nhạc, giữa bột màu, giấy dó mỏng manh với cấu trúc chặt chẽ của âm nhạc cổ điển.

Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm học khóa XV Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1941 - 1946). Lúc đang học năm thứ 3, ông đã gây chú ý của giới hội họa với bức tranh sơn dầu Người gác Văn Miếu giành được giải nhất tại Salon Unique năm 1944.

Ông là một trong tứ trụ hiện đại của hội họa Việt Nam: "Nghiêm - Liên - Sáng - Phái", sở trường vẽ tranh sơn dầu, sơn mài và bột màu. Ông là con rể của nhà văn Nguyễn Tuân.

Nghệ sĩ piano Trần Lê Bảo Quyên là chắt ngoại của nhà văn Nguyễn Tuân. Cô tốt nghiệp hệ trung cấp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam năm 2012. 5 năm sau, cô tốt nghiệp đại học chuyên ngành biểu diễn piano tại Viện hàn lâm Nghệ thuật Darmstadt, Đức. Năm 2020, cô lấy bằng master biểu diễn piano tại Đại học Âm nhạc và Nghệ thuật Frankfurt.

Cháu danh họa Nguyễn Tư Nghiêm kết hợp hòa nhạc với triển lãm tranh- Ảnh 4.

Lễ hội Âm nhạc cổ điển Việt Nam 2024 tổ chức tại Đà Lạt

Lễ hội Âm nhạc cổ điển Việt Nam dự kiến sẽ đón khoảng 20.000 - 30.000 lượt khách, hứa hẹn là điểm chạm đầy hứng khởi và công chúng dễ tiếp cận.

Người yêu nhạc sẽ được gặp gỡ những nghệ sĩ gạo cội, thưởng thức âm nhạc cổ điển theo phong cách trẻ trung, thử nghiệm không gian biểu diễn độc đáo mà vẫn giữ nguyên các giá trị nghệ thuật tinh hoa.

Cháu danh họa Nguyễn Tư Nghiêm kết hợp hòa nhạc với triển lãm tranh- Ảnh 5.

Đặc biệt, vào ngày 11-3 sẽ diễn ra nghi lễ chào cờ đặc biệt của UBND TP Đà Lạt với sự tham gia của dàn nhạc công kèn đồng đến từ khắp đất nước.

Trong khuôn khổ lễ hội còn có hội thảo chuyên đề "Nhạc cổ điển dành cho tất cả mọi người". Tại đây, các chuyên gia trong nước, quốc tế sẽ trao đổi về những vấn đề "nóng" của âm nhạc nói chung và âm nhạc cổ điển.

Chương trình hòa nhạc bế mạc Lễ hội Âm nhạc cổ điển sẽ chào đón tất cả công chúng cùng biểu diễn cộng đồng, không giới hạn độ tuổi, trình độ, nhạc cụ tham gia. Ban tổ chức hy vọng đây sẽ là một phần ký ức đẹp, đánh dấu lần đầu tiên Lễ hội Âm nhạc cổ điển diễn ra tại Việt Nam.

Đà Lạt chính thức được gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc vào ngày 31-10-2023. Lễ hội Âm nhạc cổ điển được kỳ vọng sẽ góp phần phát huy danh hiệu Thành phố sáng tạo âm nhạc của UNESCO cho TP Đà Lạt.

Lễ hội Âm nhạc cổ điển Việt Nam (Vietnam Classical Music Festival - VCMF) 2024 tại Đà Lạt sẽ kéo dài trong suốt 8 ngày (từ ngày 10 đến 17-3) quy tụ hơn 100 nghệ sĩ, 17 buổi diễn, 3 hội thảo tại 5 địa điểm trải dài trong thành phố, nhằm mở ra không gian thưởng thức nghệ thuật hàn lâm đỉnh cao và đa dạng.

Hot TikToker hơn 2 triệu fan Hương Lý Hot TikToker hơn 2 triệu fan Hương Lý 'đốn tim' bằng giọng hát cực ngọtKhôi Trần lý giải mối quan hệ Khôi Trần lý giải mối quan hệ 'bỏ ngỏ' với Quỳnh Kool trong Chúng ta của 8 năm sauCháu danh họa Nguyễn Tư Nghiêm kết hợp hòa nhạc với triển lãm tranh- Ảnh 8.'Hoa hậu nhiều nghề nhất Vbiz' Thùy Tiên trở lại với Đu đêm 2
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới SHOWBIZ MUÔN MÀU