Theo Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, số trẻ F0 tại khoa Nhiễm bệnh viện luôn trên con số 200 bệnh mỗi ngày. Trong đó, số trẻ em nguy kịch vì COVID vẫn không ngừng tăng theo số ca bệnh. Nhiều trẻ béo phì bị nhiễm COVID-19 dẫn đến bệnh diễn biến nặng và nhanh.
Ngoài ra, bệnh sốt xuất huyết cũng đang vào mùa. Những trẻ bị béo phì khi mắc sốt xuất huyết cũng dễ có những diễn biến nặng.
BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, khuyến cáo phụ huynh lưu ý nuôi con theo chế độ dinh dưỡng thích hợp để tránh dư cân, béo phì, dễ phát sinh các bệnh lý liên quan như cao huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ suy hô hấp cao khi mắc bệnh.
Bên cạnh ăn những thực phẩm, đồ uống và bữa ăn phụ chứa calo, chất béo, đường và muối cao, ba mẹ có thể cho trẻ ăn kèm theo:
- Trái cây, rau quả, và ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt.
- Thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, đậu và đậu Hà Lan, các sản phẩm từ đậu nành, và trứng, thay vì thịt giàu chất béo.
- Sữa và các sản phẩm sữa hoặc sản phẩm thay thế sữa không béo hoặc ít béo, chẳng hạn như đồ uống đậu nành có bổ sung canxi và vitamin D, thay vì sữa nguyên kem hoặc sữa.
- Sinh tố trái cây và rau được làm từ sữa chua không béo hoặc ít béo, thay vì sữa lắc hoặc kem.
- Nước, sữa không béo hoặc ít béo, thay vì soda và các thức uống có đường khác.
- Để thực phẩm và đồ uống lành mạnh ở nơi trẻ dễ nhìn thấy trong khi đó để các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng calo cao tránh xa tầm nhìn của trẻ. Hoặc ba mẹ hoàn toàn không mua những thực phẩm và đồ uống có hàm lượng calo cao.
- Cho trẻ ăn ít thức ăn nhanh. Nếu ba mẹ dẫn trẻ đến một nhà hàng thức ăn nhanh, hãy khuyến khích trẻ chọn những lựa chọn lành mạnh hơn, chẳng hạn như trái cây thái lát thay vì khoai tây chiên. Ngoài ra, hãy cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như rau trộn.
- Cố gắng dành thời gian để có những bữa ăn gia đình thường xuyên, và giảm những bữa ăn vội vàng.
- Không khuyến khích vừa ăn vừa xem ti vi, máy tính hoặc thiết bị điện tử khác.
Để giúp trẻ ăn ít kẹo, bánh quy và các đồ ăn nhẹ không lành mạnh khác, ba mẹ hãy thử các lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn cho trẻ chẳng hạn như bắp rang không bơ, trái cây tươi, đông lạnh, hoặc đóng hộp, sữa chua không béo hoặc ít béo, rau tươi như cà rốt non, dưa chuột, bí xanh hoặc cà chua bi, ngũ cốc nguyên hạt, ít đường với sữa không béo hoặc ít béo hoặc sản phẩm thay thế sữa có bổ sung canxi và vitamin D.
Ngoài ra, ba mẹ nên chú ý đến thời gian cho trẻ thực hiện hoạt động thể chất. Trẻ em cần khoảng 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Không nhất thiết những hoạt động thể chất này được thực hiện trong cùng một lúc. Một vài hoạt động ngắn trong 10 hoặc thậm chí 5 phút trong ngày cũng tốt. Nếu trẻ chưa quen với việc vận động, hãy khuyến khích trẻ bắt đầu từ từ và nâng lên tối đa 60 phút mỗi ngày. Ba mẹ cũng nên giới hạn thời gian trẻ xem tivi và các thiết bị điện tử. Trẻ chỉ nên xem tối đa 2 tiếng mỗi ngày.
Theo MedicineNet, ba mẹ cũng nên sử dụng dĩa và chén nhỏ cho trẻ ăn để ăn những phần nhỏ. Ba mẹ cho trẻ đi ngủ sớm. Tránh xa các thiết bị điện tử trước khi chuẩn bị đi ngủ. Trẻ ở độ tuổi đi học cần ngủ 9-12 tiếng một ngày. Ngủ ít hơn có thể tăng nguy cơ trẻ bị béo phì. Nếu ba mẹ muốn cho con dùng thực phẩm giảm cân thì nên tư vấn bác sĩ trước khi cho con sử dụng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận