



Tựa như những bước chân đầu tiên của con người trên Mặt trăng, vắc xin vừa được công nhận hiệu quả 90% cũng là “những bước chân đầu tiên” trên… vùng đất dữ Cô-Na Cô-Vit.
Đó là vắc xin BNT162b2 - sản phẩm do Tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) hợp tác phát triển.
Đây là loại vắc-xin hoàn toàn mới, sử dụng công nghệ mRNA, tiêm một phần mã di truyền của virus vào người, để huấn luyện hệ thống miễn dịch chống lại virus. Tới nay, công nghệ này vẫn chưa được cấp phép sử dụng trên người.

Đặc biệt, thay vì vùng đất Iwo Jima – nơi diễn ra một trong những trận đánh ác liệt nhất của chiến trường Thái Bình Dương – trong bức hình lịch sử, hoạ sĩ Osama Hajjaj đã vẽ các nhà nghiên cứu cùng nhân viên y tế cắm lá cờ Vắc xin trên “vùng đất dữ Cô-Vít”. Đó chính là thông điệp của hoạ sĩ: việc tìm ra vắc xin thật sự là một chiến thắng có tính lịch sử trong cuộc chiến dài lâu với đại dịch COVID-19.


Vẫn là trên “vùng đất dữ Cô-Vít”, nhưng tranh này lại chọn cách diễn tả bầu không khí chiến tranh căng thẳng với virus bằng hình ảnh máy bay Y khoa giội “tên lửa” vắc xin xuống lũ virus.

Tranh này nhại theo cảnh pháp sư khỉ đầu chó Rafiki đứng trên mỏm đá Kiêu hãnh giới thiệu nhóc sư tử Simba - đứa con trai nối dõi của Vua Sư tử, trong phim hoạt hình “The Lion King” (1994) của hãng Walt Disney.
Thay cho muông thú đứng bên dưới hò reo như trong phim, hoạ sĩ đã vẽ… các nhà đầu tư tung tiền lên để chào đón việc sản xuất và phát hành vắc-xin trên toàn cầu.


Giới khoa học hiện nay vẫn tỏ ra khá dè dặt về khả năng miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu, về những tác dụng phụ mà vắc-xin có thể gây ra,…
Liệu vắc-xin BNT162b2 sẽ có hiệu quả với những người lớn tuổi, có tạo khả năng miễn dịch nơi các bệnh nhân suy yếu, có giúp ngừa được những hình thức nhiễm COVID-19 nghiêm trọng?

Pfizer và BioNTech đã có kế hoạch cung cấp 50 triệu liều vắc-xin cho cuối năm nay, và 1,3 tỉ liều vào cuối năm 2021.

Theo nhiều nhà khoa học, loại vắc-xin dựa trên vật liệu di truyền ARN, như vắc xin BNT162b2, có thể sản xuất dễ dàng với số lượng rất lớn.
Dự kiến trong vài tuần nữa, thậm chí có thể tới… nửa cuối năm 2021, sẽ có thêm kết quả từ 10 loại vắc-xin khác, hiện còn trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.

Dù sẽ có thêm nhiều loại vắc-xin được phê chuẩn, vẫn phải mất không ít thời gian để sản xuất được nhiều tỉ liều “Cầu Dừa Đủ Xài” cho cả thế giới.
Hoạ sĩ Leopold Maurer dự báo: Từ năm 2021, nhờ “vũ khí” vắc-xin, đại dịch dù vẫn sẽ còn… tăng đột biến thêm một lúc nữa, nhưng cuối cùng sẽ tàn lụi dần.
Vấn đề là khi nào sẽ chấm dứt cái thời mắc dịch này: vào cuối năm…. Cô-Vít thứ 2, liệu có được không ta?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận