Theo một nghiên cứu đăng trên trang web của Đại học Illinois (UI), Mỹ điều này là bất thường đối với bệnh béo phì. Xinhuanet ngày 25-11 cho hay.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, hormone đường ruột FGF15 ở chuột và FGF19 ở người sẽ ngăn ngừa các gen sản xuất chất béo trong gan. Các hormone này được giải phóng vài giờ sau khi ăn, khi cơ thể chuyển từ chế độ nạp thực phẩm sang tiêu hóa. FGF15/19 kích hoạt các phân tử điều hòa đi vào nhân, trung tâm của tế bào nơi lưu trữ DNA và ức chế sự biểu hiện của gen.
Giáo sư sinh lý học Jongsook Kim Kemper của UI cho biết: “Hormone đường ruột này thực sự hoạt động như một chất phá vỡ hoạt động của insulin, và đặc biệt ức chế quá trình sinh lipogenesis trong gan. Ví dụ, sắp đến ngày lễ, nếu bạn ăn một ít bánh quy, cơ thể sẽ tiết ra insulin, chất này thúc đẩy quá trình sinh lipogenesis. Nếu không giảm quá trình sinh lipogenesis, sau này khi cơ thể bước vào trạng thái nhịn ăn, mỡ thừa sẽ tích tụ trong gan, vì vậy Hormone FGF19 ngăn cản quá trình sản xuất chất béo".
Hơn nữa, trong các thí nghiệm liên quan đến chuột bị béo phì và bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, quá trình ngừng sản xuất chất béo do bị rối loạn điều hòa- một dạng "công tắc" trong cơ thể.
Kemper cho biết: “Nghiên cứu rất quan trọng, giúp chúng ta hiểu thêm về bệnh béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Ở một số bệnh khác như tiểu đường hoặc vài bệnh ung thư, trong đó béo phì là một yếu tố nguy cơ.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận