“Sự trần trụi tượng trưng cho thực tế rằng chúng tôi là đối tượng dễ bị tổn thương khi thiếu trang thiết bị bảo vệ,” một bác sĩ Đức tham gia đấu tranh lên tiếng.
Họ gọi cuộc phản đối này là Blanke Bedenken, tạm dịch Những quan ngại được phơi bày, với hy vọng hình ảnh của mình sẽ thu hút dư luận vào tình trạng thiếu thốn trang thiết bị y tế trong quá trình điều trị.
Nhóm bác sĩ cũng khuyến khích các bác sĩ và nhân viên y tế khác tham gia bằng cách gửi đăng ảnh của chính họ.
Phát ngôn viên của Blanke Bedenken cho biết, trang web đã ra đời từ ngày 22 tháng 4, và đã nhận được rất nhiều hình ảnh gửi về, kể từ khi xuất hiện trên Bild hôm thứ Hai.
Phản ứng trước vụ phản đối này tới nay “hoàn toàn tích cực”, theo lời vị phát ngôn viên, và cho biết thêm chính phủ Đức không những phải mua sắm thêm trang thiết bị bảo hộ mà còn phải sử dụng hiệu quả hơn trang thiết bị hiện có.
Ruben Bernau, một bác sĩ tham gia cuộc phản đối, cho biết nhóm lấy cảm hứng từ bác sĩ người Pháp Alain Colombié, người đã đăng ảnh chụp đang ngồi trong văn phòng trong tình trạng khỏa thân, tay quấn băng có dòng chữ “bia đỡ đạn”.
Bằng một thông điệp nhằm thẳng vào Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, bác sĩ Colombié cho rằng các đồng nghiệp của ông được lệnh “phải ra chiến trường khi không có vũ khí, cũng không có gì phòng vệ.”
“Sự trần trụi tượng trưng cho thực tế rằng chúng tôi là đối tượng dễ bị tổn thương khi thiếu trang thiết bị bảo vệ,” theo Bernau.
Jana Husemann, một bác sĩ khác tham gia phản đối, cho rằng: “Chúng tôi muốn và sẽ phải tiếp tục chăm sóc bệnh nhân, nhất là những người cần được khám, bao gồm những người có bệnh mãn tính, vết thương nặng, và bệnh nhân nhiễm corona.”
Theo một nghiên cứu từ một tổ chức các nhà bảo hiểm sức khỏe tại Đức do tờ Guardian thực hiện, bác sĩ ở Đức hiện đang thiếu hơn 100 triệu khẩu trang sử dụng một lần.
Đức vẫn là một quốc gia được khen ngợi trong cuộc chiến chống covid-19, với tỉ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng và Mỹ.
Khỏa thân, chẳng phải vùng Cap d'Agde của Pháp, là một điều hết sức tự nhiên trong văn hóa Đức, kể cả ở nơi công cộng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận