Vậy mà cũng nghĩ ra được: một người Trung Quốc đã “đổ oan” cho sầu riêng khi bị máy kiểm tra độ cồn xác định phải móc túi nộp phạt.
Theo trang Pear Video, tại Như Đông, phía đông tỉnh Giang Tô, ngày 17/4 vừa qua, cảnh sát đã gọi một người tấp vào lê vì nghi vấn uống rượu bia khi tham gia giao thông. Đứng trước máy quay, anh chàng ngây thơ trả lời: “Tôi mới vừa ăn sầu riêng xong!”
Tuy nhiên cảnh sát vẫn nghi ngờ, như mọi khi, trong khi bài kiểm tra máu lại chứng tỏ anh chàng của chúng ta vô tội, cho dù nồng độ cồn trong máu của anh ta cao hơn 0,2% tức 20 miligram trên 100 lít.
Chính cảnh sát cũng vào cuộc vì quá đỗi nghi ngờ - ngay trên lúc ghi hình – không biết thực hư sầu riêng có phải thủ phạm hay không. Kết quả: Phải, cồn trong máu một sĩ quan tăng lên tận… 0,36%. 3 phút sau, con số này trở lại số 0.
Sự thật là, máy đo nồng độ cồn có thể đưa ra hiểu nhầm khi áp dụng trên những món ăn và thức uống hàng ngày có chứa một chút cồn, chẳng hạn bánh mì ngọt (có men), hạt hồ đào, hạt mắc-ca, trái cây chín, kẹo bổ sung năng lượng, nước rửa miệng và si-rô ho.
Công dụng của máy chính là phát hiện những hóa chất có chứa thành phần của nhóm methyl (-CH3) trong thành phần hơi thở, bằng cách kiểm tra không khí lưu chuyển trong phổi. Nhưng đôi khi máy cũng có thể phát hiện những thứ gọi là “cồn trong miệng”, trong "hơi thở” ngay cả khi chúng chưa hề hấp thụ vào máu.
Nếu phân tích ngay sau khi ăn hay uống – theo một nghiên cứu năm 1998, tác dụng cồn này sẽ kết thúc sau 15 phút – thì vẫn có khả năng ta bị phạt oan, dù đó chỉ là một chiếc bánh Bourbon hay bánh mì hành.
Trong sầu riêng có ethyl (2)-2-methylbultanoate, một trong 2 chất tạo nên mùi “thơm” đặc trưng của trái cây này, cũng là thủ phạm gây ra tội danh oan trái kia.
Vậy thì hãy chú ý một điều tối quan trọng: đừng vừa chạy xe vừa… ăn trái cây, kẻo lại bị bắt oan uổng vì tiêu thụ cồn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận