Tại Phần Lan, Sanna Marin, 34 tuổi, trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới, khi cô tuyên thệ nhậm chức vào tháng 12 năm ngoái. Với tư tưởng tiến bộ của mình, cô bắt đầu bằng việc kêu gọi rút ngắn thời gian làm việc trong tuần, bao gồm chế độ làm việc 6 giờ một ngày, 4 ngày một tuần.
“Tôi tin rằng mọi người xứng đáng được dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, người thân, sở thích và các khía cạnh khác của cuộc sống, chẳng hạn như văn hóa.” Marin nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 120 năm của Đảng Dân chủ Xã hội.
Đề xuất này không phải là không có tiền lệ. Năm 2015 Thụy Điển đã thực hiện một thử nghiệm kéo dài hai năm, với sáu giờ làm việc mỗi ngày. Trong 18 tháng đầu thử nghiệm, các y tá đã có thời gian nghỉ ốm ít hơn và tăng năng suất hơn 85% bằng cách tổ chức nhiều hoạt động cho bệnh nhân của họ.
Năm 2000 Pháp cũng nổi tiếng với việc cắt giảm số giờ làm việc hàng tuần từ 39 xuống 35 giờ. Còn Microsoft Nhật Bản đã thử nghiệm một tuần làm việc bốn ngày vào năm 2019, và thấy rằng năng suất đã tăng lên 40%.
Trên thực tế, Phần Lan vốn đã quen với các mô hình làm việc độc đáo. Hiện tại, đất nước này tuân theo Hiệp ước Giờ làm việc năm 1996, cho phép nhân viên bắt đầu ngày làm việc muộn hơn 3 tiếng hoặc kết thúc sớm hơn 3 tiếng.
Thực ra cái tin làm 4 nghỉ 3 kia chỉ là tin… lá cải, tin giả, một biểu hiện sự bất mãn của công chúng trước việc phải trở lại làm việc sau mùa Giáng Sinh! Trên thực tế, kế hoạch lý tưởng này không và chưa bao giờ nằm trong lịch trình của chính phủ Phần Lan, mà giống với một viễn cảnh tươi sáng do Đảng Xã hội Dân chủ vạch ra!
Dù vậy, chính Sanna Marin từng tuyên bố trước khi làm Thủ tướng, rằng “Tại sao 8 giờ làm việc mỗi ngày là chuẩn mực?”.
Tin hấp dẫn đồn xa, rồi thành ra thất… vọng, đây chính là cốt lõi của câu chuyện, mà chính tờ báo Independent uy tín cũng vấp phải. Nên nhớ, ngay tại thiên đường dân sinh xã hội Phần Lan, tỉ lệ thất nghiệp vẫn không hề thấp!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận