Rau ngót là loại rau phổ biến, bình dân, giá rẻ mà bạn có thể tìm mua dễ dàng ở các chợ, cửa hàng thực phẩm hay siêu thị. Rau ngót có vị thanh mát, tính hàn, phù hợp với khẩu vị mọi thành viên trong gia đình từ những em bé, người trưởng thành đã đi làm đến những thành viên lớn tuổi hơn.
Không chỉ có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, rau ngót còn được coi là bài thuốc dân gian chữa bệnh đau nhức xương khớp, bệnh tươi lưỡi, đái dầm, đau mắt đỏ, trị nám da và là nguyên liệu của những nước uống giải độc…
Theo các chuyên gia Đông y, rau ngót chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn rau ngót, cũng như không phải cách chế biến nào của rau ngót cũng có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là 4 sai lầm khi ăn rau ngót mà mọi người nên tránh.
1. Người bị thiếu canxi, còi xương không nên ăn rau ngót
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g rau ngót cung cấp đến 168mg canxi, một hàm lượng canxi rất lớn dành cho những người đang cần nạp thêm chất dinh dưỡng này để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, trong rau ngót chứa nhiều glucocorticoid – một hoạt chất cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi. Do đó, những người bị còi xương, thiếu canxi thì nên hạn chế ăn rau ngót để đảm bảo cơ thể được hấp thụ đầy đủ canxi và tránh các bệnh lý nguy hiểm.
2. Phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót
Theo dược thư Việt Nam 2020, chất Papaverin trong rau ngót mặc dù có công dụng giảm đau, hạ huyết áp nhưng có thể là một trong những nguyên nhân gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai ở phụ nữ. Thực tế, không chỉ riêng phụ nữ mang thai, những đối tượng đã có tiền sử sinh non, sảy thai hay đang thụ tinh trong ống nghiệm thì nên hạn chế tối đa lượng rau ngót trong các bữa ăn hàng ngày.
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), đối với phụ nữ bình thường, rau ngót là món thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì hãy cân nhắc khi sử dụng loại rau này, tốt nhất là không nên ăn vì có thể bị sẩy thai.
Trong trường hợp phụ nữ đang mang thai mà vẫn muốn ăn rau ngót để thay đổi khẩu vị, hãy đảm bảo lượng rau ngót được hấp thụ không quá 30mg ở mỗi bữa ăn. Chọn cách chế biến là pha loãng canh rau ngót để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
3. Người cao tuổi, người hay bị mất ngủ, kén ăn không ăn rau ngót
Các chuyên gia Đông y khuyến cáo, nếu hấp thụ rau ngót quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ hoặc khó ngủ. Hiện tượng này sẽ chấm dứt ngay sau một ngày ngừng ăn, tuy nhiên ở quá trình trước đó, khi rau ngót vẫn còn phát huy tác dụng phụ thì sẽ gây khó chịu và phiền toái cho bạn.
Lời khuyên cho những người khó ngủ là không nên ăn rau ngót quá nhiều, đặc biệt là những người cao tuổi, người hay bị mất ngủ thường xuyên nếu như bạn không muốn tình trạng của mình nặng thêm. Người khó ngủ có thể ăn rau ngót nhưng cần đảm bảo rau được nấu chín hoàn toàn, có thể dùng rau nấu canh chứ không nên ăn tươi sống dưới bất kì hình thức.
4. Tránh ăn quá nhiều rau ngót
Trong Đông y, rau ngót có tác dụng giải độc, nhuận tràng, bổ huyết, tăng tiết nước bọt, chữa bệnh ho, sốt… Tuy nhiên, để loại rau này phát huy tác dụng và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì chúng ra tránh ăn quá nhiều.
- Trong mỗi bữa ăn, chỉ nên nấu rau ngót với một lượng vừa phải. Chia nhỏ tần suất dùng rau ngót thành nhiều bữa trong một tuần.
- Đối với những người già, người có tiền sử bị mất ngủ, người khó thở hay kén ăn thì nên hạn chế tối đa việc ăn rau ngót. Mỗi ngày chỉ nên ăn một lượng rau ngót tươi không quá 50g. Không ăn liên tục trong 3 tháng để đảm bảo sức khỏe.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận