Rob Jackson, chủ tịch Global Carbon Project, cơ quan cung cấp các dự báo về khí thải hàng năm, cho hay lượng khí carbon thải ra có thể thấp hơn 5% cùng kỳ - so với 1,4% khi khủng hoảng tài chính 2008 diễn ra.
“Tôi không hề sốc nếu thấy lượng khí thải carbon giảm xuống 5% hoặc sâu hơn trong năm nay, lượng khí thải thấp nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến II,” Rob, một giáo sư khoa học hệ thống Trái đất tại ĐH Stanford, California (Mỹ), cho biết thêm.
“Kể cả sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết hay những cuộc khủng hoảng trữ lượng dầu mỏ của 50 năm qua cũng không thể ảnh hưởng bằng cuộc khủng hoảng hiện tại,” ông khẳng định.
Dự đoán trên – trong số nhiều dự đoán mới được các nhà nghiên cứu khí hậu cho biết – cho thấy một chút ít ỏi tin tốt lành giữa cơn bỉ cực: các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo các chính phủ rằng khí thải toàn cầu phải giảm từ 2020 để trái đất tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu.
Nhưng những cải thiện này đều không đến từ sự thay đổi tích cực, mà từ một khủng hoảng sức khỏe chấn động toàn cầu đã gây ảnh hưởng hơn 1 triệu con người, đồng thời đóng cửa các nhà máy, máy bay và buộc hàng trăm triệu người phải ở nhà để ngăn dịch lây lan.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu không có thay đổi về cấu trúc, sự sụt giảm này chỉ mang tính ngắn hạn và có rất ít tác động đến sự tập trung của khí carbon dioxide suốt nhiều thập kỷ qua.
Corinne Le Quéré, một nhà khoa học khí hậu tại ĐH East Anglia, Anh, cho biết, “Tôi dự báo mức thải sẽ trở lại như trước sau khi mọi chuyện kết thúc.”
Theo Jackson, ngay khi khủng hoảng tài chính kết thúc, ô nhiễm không khí đã quay trở lại 5,1%. Sự trỗi dậy nhanh chóng này bắt đầu tại Trung Quốc, nơi ước tính các nhà máy đóng cửa và lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đã khiến khí thải của quốc gia này giảm xuống 25% đầu năm nay, nhưng con số này đã quay trở lại mức ban đầu.
Mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris năm 2015 là hạn chế nhiệt độ trung bình của toàn cầu xuống 1,5 độ C, một mục tiêu đầy tính tham vọng.
Khi thế giới vẫn còn lệ thuộc tới 80% vào năng lượng hóa thạch, dự báo khí thải thường cũng dựa trên dự báo về tình hình phát triển kinh tế toàn cầu.
Kristoher Karnauskas, giáo sư Ngành Khoa học Khí hậu & Đại dương ĐH Colorado Boulder cho biết, “Tôi chỉ thấy con số này chỉ làm một việc là chứng minh con người đã gây ra khí thải nhà kính.”
Viện Breakthrough, tại California, dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ khôi phục vào nửa sau năm 2020. Seaver Wang, một chuyên gia phân tích của Viện nhận xét, “sự lạc quan hiện tại là hết sức mong manh.”
Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Doanh nghiệp đặt tại London dự báo GDP sẽ giảm ít nhất 4% năm nay. Khi các chính phủ đang đưa ra các gói kích cầu kinh tế khổng lồ để cứu vãn nền ki8nh tế, các nhà đầu tư đang nhìn thấy Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác sẽ tìm tới các nguồn năng lượng ít khí thải hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận