Song Ji A, ngôi sao đột phá từ chương trình hẹn hò truyền hình thực tế Hàn Quốc Địa ngục độc thân khi luôn xây dựng cho mình một hình tượng “mợ chảnh” khi tủ quần áo của cô đều là những món hàng thời thượng với các thương hiệu xa xỉ bậc nhất.
Có thể nói, ở cô gái 25 tuổi này không thể thiếu chiếc túi Prada và bộ bikini Louis Vuitton mà cô thường xuyên diện để khoe dáng. Vì hình ảnh sang chảnh của mình, cô gái 25 tuổi Song Ji A này cũng là một biểu tượng khiến nhiều người phải ghen tị.
Tuy nhiên, tất cả chỉ là “ánh trăng lừa dối” khi hàng loạt món đồ mà cô dùng đã bị bóc là hàng giả. Câu chuyện này như một lời cảnh báo về lối sống của giới trẻ cùng nhiều hiểm họa trên mạng xã hội.
"Việc Song Ji A thừa nhận dùng hàng rẻ tiền cho thấy cô là trường hợp điển hình của lối sống ảo, cuồng vật chất đến mờ mắt của thế hệ trẻ. Sự thật về Song Ji A cũng thay cho lời cảnh báo về hiểm họa khôn lường trên mạng xã hội", SCMP viết.
Theo công ty nghiên cứu Euromonitor, doanh số bán hàng xa xỉ toàn cầu giảm 17% vào năm 2020, nhưng hầu như không thay đổi ở Hàn Quốc. Quốc gia này đã vươn lên trở thành thị trường xa xỉ lớn thứ 7 thế giới, trị giá 13,5 tỉ USD. Các quốc gia theo sau Hàn Quốc bao gồm Đức, nước có GDP bình quân đầu người cao hơn khoảng 45% trong năm đó.
Cửa hàng bách hóa Shinsegae, một trong những cửa hàng lớn nhất Hàn Quốc, báo cáo rằng hơn một nửa tổng doanh số bán hàng xa xỉ của họ vào năm 2020 đến từ những người trong độ tuổi 20 và 30.
Joo Eun-woo, giáo sư xã hội học tại Đại học Chung-Ang ở Seoul, cho biết: “Trước đây, hàng hóa xa xỉ thường được ưa chuộng bởi thế hệ lớn tuổi từ tầng lớp thượng lưu có kinh tế ổn định. Giờ đây, những người mua hàng xa xỉ ngày càng trẻ hóa và không có nhiều thu nhập như vậy”.
Joo cho biết thêm, những người trẻ tuổi không còn coi trọng việc tiết kiệm tiền và tin rằng ngay cả khi họ tiết kiệm, tương lai kinh tế của họ vẫn ảm đạm.
“Trong những năm 1960-1980, nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng và tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Hồi đó, làm việc chăm chỉ mang lại kết quả vững chắc. Tuy nhiên, từ những năm 2000, đặc điểm xã hội thay đổi dựa lên trên các cấp bậc xã hội. Bạn khó gặt hái thành quả mà thế hệ ông bà hoặc cha mẹ có thể đạt được, chẳng hạn như mua một ngôi nhà", ông nói.
Ông giải thích, điều này đã khiến nhiều người trẻ Hàn Quốc tìm kiếm sự thỏa mãn tức thì bằng cách mua sắm những món hàng xa xỉ hoặc uống cà phê đắt tiền tại các quán cà phê thời thượng.
Chính nhờ những giây phút này, họ mới bù đắp được những thiếu sót trong cuộc sống. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng những khoảnh khắc này đáng nắm bắt hơn nhiều so với những thứ mà họ chỉ có thể mơ ước đạt được.
Trong trường hợp của Song Ji A, cô đã đánh đúng tâm lý và nhu cầu của thế hệ gen Z, cô thường xuyên khoe bộ sưu tập những món đồ đắt tiền trong video của mình.
Là một người có ảnh hưởng, bạn bắt đầu điều chỉnh bản thân để phù hợp với những gì công chúng mong muốn. Vì vậy, tôi sẽ nói đó không phải là lỗi hoàn toàn của Song Ji A”, Kwak Keum-joo, giáo sư tâm lý học tại Đại học Quốc gia Seoul.
Nhưng không chỉ có Song Ji A, mà việc tìm kiếm “thương hiệu xa xỉ” bằng tiếng Hàn trên YouTube nhiều vô số kể, nhiều video có lượt xem lên đến hàng triệu.
Kwak Keum-joo, giáo sư tâm lý học tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết thêm: “Ngày trước, thế hệ trẻ của Hàn Quốc từng có cảm giác đối nghịch với những người phô trương sự giàu có của họ. Ngày nay, giới trẻ lại hiếm khi phản đối hoặc khinh thường, dè bỉu những người như vậy, mà lại cảm thấy hài lòng với những người sống ảo như mình”.
Kwak tin rằng việc Song Ji A dùng hàng “pha-ke” không chỉ là một ví dụ điển hình mà là hệ lụy của việc chủ nghĩa vật chất ngày càng tăng của Hàn Quốc bị kéo theo với các vấn đề của mạng xã hội.
“Mạng xã hội gần như đang thao túng tâm lý của người dùng. Ngay cả những người bình thường cũng cảm thấy cần phải liên tục đăng ảnh và khoe mình với người khác, ” Kwak Keum Joo nói.
Trên thực tế, Song Ji A đã nói rằng cô ấy cảm thấy áp lực khi đăng một cái gì đó mới. "Tôi cảm thấy như mình không thể mặc quần áo đã mặc 1 lần hoặc đăng trên mạng xã hội", Song Ji A nói trong một chương trình truyền hình vào năm 2021.
Khoảng 1 tháng trôi qua sau khi bị vạch trần việc dùng hàng “pha-ke” mà thích khoe khoang, Song Ji A đã phải tạm dừng sự nghiệp của mình. Thậm chí, tên tuổi của cô gái 25 tuổi cũng không còn được tung hô nữa.
“Tôi thừa nhận sự việc gây tranh cãi trong thời gian qua là của lỗi của tôi. Ban đầu, tôi chỉ mua vì chúng khá đẹp. Khi nhận được nhiều lời yêu thương, sự yêu thích từ người khác, tôi không thể tỉnh táo lại và càng ngày càng lún sâu hơn. Tôi vô cùng hối hận”, Song Ji A nói trong một video xin lỗi mà cô đăng trên YouTube vào cuối tháng 1.
Sau video xin lỗi, trong đó cô ấy nói rằng sẽ nghỉ một thời gian để tự suy xét lại bản thân, cô ấy đã xóa tất cả nội dung trực tuyến của mình, bao gồm hàng nghìn bài đăng trên Instagram và video trên YouTube.
“Toàn bộ cuộc tranh cãi này là một trong những tác dụng phụ của chủ nghĩa duy vật và việc sử dụng tràn lan các phương tiện truyền thông xã hội. Trong tương lai, xã hội của chúng ta nói chung nên cố gắng tránh xa các giá trị vật chất cực đoan và cố gắng đừng quá hào nhoáng và phô trương sự giàu có và hàng xa xỉ, đặc biệt là trên phương tiện truyền thông xã hội”, Kwak nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận