Nghe có vẻ rất vô lý nhưng lại đang được thể thao Trung Quốc áp dụng trong vài năm trở lại đây. Tại nhiều trường đại học thể dục thể thao ở Trung Quốc, mô hình giả lập các môn thể thao để đào tạo vận động viên đang được áp dụng triệt để.
Bóng đá và quần vợt là những môn đang được áp dụng phương pháp đào tạo qua game nói trên. Các vận động viên trẻ sẽ được chơi game quần vợt và bóng đá trên máy tính.
Nhưng chơi không phải theo kiểu bình thường giải trí, họ chơi để học các kỹ năng sút, trả giao bóng hay nhiều thứ khác. Ban đầu các trường đại học thể thao Trung Quốc mua phần mềm dạy từ Isarel. Lâu dần, họ tự sản xuất cho riêng mình luôn.
Các nhà làm phần mềm quảng cáo rằng phương pháp đào tạo này chắc chắn sẽ làm vận động viên trở nên thông minh hơn. Các lãnh đạo thể thao Trung Quốc tin rằng trong mươi mười năm nữa thôi, thể thao nước nhà có thể khuynh đảo thế giới nhờ phương pháp đào tạo độc đáo như trên.
Nhưng mà thể thao đâu phải cứ thông minh là thắng. Nó còn là câu chuyện của thể chất, thể lực nữa.
Nói đâu xa, bóng đá Trung Quốc dù đổ mấy tỉ đô đầu tư được gần chục năm nay, vẫn lẹt đà lẹt đẹt. Năm ngoái, đội U22 Trung Quốc còn thua cả U22 Việt Nam ngay tại sân nhà nữa mới đau.
Ở lĩnh vực quần vợt, kể từ khi Li Na giải nghệ, Trung Quốc không còn sản sinh ra tay vợt nào đẳng cấp nữa. Chặng đường thống trị thể thao thế giới của Trung Quốc xem ra còn gian nan lắm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận