ThS. Hoàng Văn Quyên – Chuyên gia Ngôn ngữ trị liệu, Phòng khám Đa khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết Âm ngữ trị liệu là một chuyên ngành y khoa, thuộc chuyên khoa Phục hồi Chức năng.
Âm ngữ trị liệu được quốc tế công nhận liên quan đến việc chẩn đoán, tư vấn và điều trị cho những đối tượng khó khăn về: tương tác, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, lời nói, giọng nói, nói lắp, nghe và ăn - nuốt…là ngành thuộc về lĩnh vực phục hồi chức năng.
Đối với trẻ tự kỷ, sẽ được hướng dẫn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ăn uống, kỹ năng ngủ và đi vệ sinh… Cuối cùng là giúp cho trẻ có phương pháp, kỹ thuật nhận định đúng, để phụ huynh giúp trẻ tự kỷ sinh hoạt hằng ngày, trong môi trường tự nhiên.
Khi chẩn đoán một trẻ bị tự kỷ, cần đến nhiều bác sĩ chuyên khoa như: tai mũi họng, tâm lý, vật lý trị liệu, chuyên viên tâm lý, chuyên viên giáo dục đặc biệt… Tất cả ngồi lại với nhau để huấn luyện cho phụ huynh từng lĩnh vực; vì trẻ tự kỷ rất lăng xăng và khó giao tiếp bằng lời nói, trẻ có sự rối loạn về giác quan.
Mô hình âm ngữ trị liệu thường được kết nối giữa bác sĩ thần kinh, tai mũi họng, tâm lý… với phụ huynh. Việc huấn luyện phụ huynh thông qua công cụ hình ảnh.
Một quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ được chia ra làm 3 lớp nhỏ như:
- Can thiệp sớm dành cho trẻ dưới 5 tuổi, khi chẩn đoán xong thì đưa vào lớp này.
- Lớp sau 5 tuổi đánh giá trẻ có lời nói, có ngôn ngữ hiểu, và một chút ngôn ngữ diễn đạt hay không... Sau đó trẻ sẽ học lớp tiền học đường để chuẩn bị vào học đường.
- Lớp độ tuổi 7 – 8 – 9, trẻ không có lời nói, không có cách giao tiếp, rối loạn tự kỷ rất nặng, sẽ đưa vào lớp chuyên về dạy kỹ năng sống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận