Khoảng 2.000 chị em tại Thụy Sĩ đã siết chặt hàng ngũ, đeo khẩu trang nghiêm chỉnh rồi hùng hục xuống đường giơ khẩu hiệu, đồng thanh… hét hết cỡ, kêu gọi chấm dứt bạo hành và yêu cầu bình đẳng giới.
Số lượng 2.000 ít hơn hẳn so với con số nửa triệu hồi năm ngoái, do các qui định hạn chế của chính phủ nhằm ngăn chặn lây nhiễm virus corona.
Đây là cuộc biểu tình thường niên của chị em, tên gọi Frauenstreik, sẽ diễn ra vào đúng 3 giờ 24 phút chiều giờ địa phương, kéo dài đúng 60 giây.
Thời điểm được chọn đánh dấu một mốc thời gian lao động trong ngày có nhiều khó khăn cho phụ nữ, khi họ thường làm việc “không công”, bởi chênh lệch tiền lương trả cho họ so với số tiền trả cho nam giới.
Các chị em này cũng dàn dựng một flasb mob, đồng thời dành ra 1 phút im lặng mặc niệm những nạn nhân bị bạo hành gia đình. Câu khẩu hiệu được giương ra là “Nếu đó là ý của phụ nữ, mọi thứ sẽ phải dừng lại” được viết trên áp-phích biểu tình và được “hét” xuyên suốt cuộc tuần hành.
Theo Khảo sát mới nhất về Lực lượng lao động của Thụy Sĩ công bố năm ngoái, hơn 1/5 (20,3%) phụ nữ tại quốc gia này có thu nhập kém nam giới… 52.000 franc (khoảng 55.000 đôla) 1 năm!
Dù con số này đã cải thiện so với 30 năm trước, nó vẫn thấp hơn năm 2000, cũng theo dữ liệu từ chính phủ. Trong Báo cáo tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về Khoảng cách thu nhập giữa 2 giới, năm 2015, Thụy Sĩ rơi từ vị trí thứ 8 xuống…. 20, dù GDP của Thụy Sĩ luôn nằm trong tốp đầu thế giới.
Tại Thụy Sĩ, phụ nữ cuối cùng đã giành quyền được bầu cử vào năm 1971 (sau Anh… hơn 50 năm!), và được mở tài khoản ngân hàng mà không cần sự cho phép từ “đức ông chồng” từ năm 1985.
Cuộc biểu tình của phong trào vì phụ nữ này lần đầu diễn ra tại Thụy Sĩ năm 1991, yêu cầu bình đẳng giới nơi công sở, và trong vòng nhiều năm đã lan ra các thành phố khác như Zurich, Bern và Lausanne.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận