Những điều kiêng kỵ được người Việt truyền tai nhau như một phương thức tâm linh để tự bảo vệ trước những điềm "gở", đồng thời chủ động đón những tốt lành, may mắn trong năm mới.
Câu 1: Người Việt thường kiêng cho thứ gì vào mùng 1 Tết?
Lửa, muối hay nước mắm?
>> Đáp án:
Đáp án: Kiêng cho, xin lửa
Người Việt thường quan niệm kiêng đi xin hoặc cho lửa vào mùng 1 Tết. Bởi lửa tượng trưng cho màu đỏ, cho sự may mắn. Do vậy, cho lửa vào ngày đầu năm sẽ đồng nghĩa với việc cho đi may mắn cả năm.
Câu 2: Người dân miền Bắc, Trung hay Nam có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt chó trong ngày Tết và cả tháng đầu năm?
>> Đáp án
Đáp án: Miền Trung
Người miền Trung quan niệm ăn trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt chó vào ngày Tết sẽ gặp xui xẻo.
Câu 3: Người miền nào tránh quét nhà trong 3 ngày đầu năm?
>> Đáp án
Đáp án: Người miền Bắc
Người miền Bắc tránh quét nhà trong 3 ngày đầu năm. Còn người miền Nam quan niệm nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của cải.
Câu 4: Tại sao người miền Nam không thích cúng chuối trong dịp Tết?
>> Đáp án
Đáp án: Vì sợ đen đủi cả năm
Người miền Nam không thờ theo triết lý trái cây mà thờ theo ngôn ngữ. Họ kỵ thờ cúng chuối trong dịp Tết vì sợ "chuối" (đen đủi) hay "đuối" cả năm. Họ cũng không cúng cam vì không muốn cam chịu, không cúng quýt vì sợ bị quỵt nợ.
Mâm ngũ quả của người miền Nam thường là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, hay nho, thể hiện mong muốn "cầu vừa đủ xài sung" hay "cầu vừa đủ xài no"...
Câu 5: Mọi người thường mua gì vào ngày đi chợ mở hàng đầu năm?
Muối hay vôi?
>> Đáp án
Đáp án: Mua muối
Dân gian có câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Việc mua muối được xem là mua cái sự mặn mà về nhà cho cả năm. Còn vôi được giải thích để đuổi tà ma, xua đi những điều xấu của năm cũ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận