Theo y học cổ truyền tía tô có vị cay, tính ấm vào kinh phế và tỳ vị, nên có những công dụng đặc biệt sau đây:
- Chữa cảm mạo: Người cảm mạo dẫn đến ho và đờm, thì dùng bát cháo giải cảm. Lấy khoảng 50 gam lá tía tô xắt nhuyễn, thêm gừng, hành lá cũng xắt nhuyễn cho vào tô, rồi nấu cháo loãng đổ vào nguyên liệu trên. Dùng ngay khi nóng. Dùng xong, đắp chăn cho xuất mồ hôi tiếp, nhớ tránh gió.
- Kích thích tiêu hóa: Tía tô thường thấy kết hợp với những thức ăn khó tiêu như dê, thịt cầy... Vì tía tô có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm cho dễ tiêu không bị đầy hơi, chướng bụng.
- Giải độc dị ứng do cua, cá hay thức ăn khác thì dùng 100 gam lá tía tô giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hay nấu dùng.
Dị ứng, nổi mề đay thì trong dùng lá tía tô, ngoài dùng bả thoa lên chỗ nổi.
-Gout sưng đau cấp tính sau một bữa ăn thịnh soạn thì dùng 200 gam lá tía tô, 200 gam dưa leo ép lấy nước dùng thì sẽ giảm cơn đau cấp, cho những người bị sưng đau chân đi không nổi.
- Phụ nữ mang thai thì dùng rất tốt. Khi mang thai mà bị ốm nghén thì dùng 50 gam nấu với 1 lít nước chia uống nhiều lần trong ngày.
- Tăng cường tuổi thọ và tăng sức đề kháng của cơ thể. Nếu chế thành bột thì mỗi lần dùng 1/2 muỗng cà phê pha với nước ấm dùng, ngày 3 lần.
- Về làm đẹp : Mỗi ngày dùng 50 gam lá tía tô, nấu với 500 ml nước. Khi nước sôi cho tía tô vào nấu sôi thêm 3 - 5 phút. Khi uống vắt thêm ít chanh và ít đường phèn hoặc không đường, sẽ giúp cải thiện làn da đáng kể.
Người không được dùng tía tô:
Tía tô tốt cho sức khỏe, nhưng một số người không được dùng. Đó là những người thường xuyên đổ mồ hôi và trẻ em đổ mồ hôi trộm.
Dù tía tô có nhiều công dụng tốt, nhưng quan trọng vẫn là kiếm được nguồn nguyên liệu sạch để dùng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận