Thịt vịt dân dã là thế nhưng trong Đông y lại được mệnh danh là “thuốc bổ thượng hạng". Trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tốt trong trừ khử thử nhiệt, đại tiện táo, họng khô miệng khát, ra mồ hôi trộm, phù nề, nam giới di tinh, phụ nữ kinh nguyệt ít…
Vào mùa hè, thịt vịt là món ăn chống ngán tốt, giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng hơn. Tuy thịt vịt rất ngon và bổ nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Việt Nam) có 5 nhóm người dưới đây cần tránh ăn thịt vịt kẻo hại thân.
1. Người có hệ tiêu hóa kém
Theo lương y Sáng, do thịt vịt có tính hàn nên không phù hợp cho những người có hệ tiêu hóa kém, người đang mắc bệnh. Hơn nữa, loại thịt này cũng khiến người có thể trạng hàn đối mặt với các bệnh về xương khớp.
2. Những người bị gút
Thịt vịt giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa lượng purin cao, nếu đang mắc bệnh gút mà ăn nhiều thịt vịt sẽ làm tăng axit uric, khiến tình trạng gút thêm nghiêm trọng.
3. Người đang bị ho
Các thực phẩm tanh như vịt sẽ khiến người bị ho cảm thấy khó thở, sinh ra kích ứng, khiến triệu chứng ho thêm trầm trọng hơn.
4. Người mới phẫu thuật
Thịt vịt ngon nhưng khó tiêu, không phù hợp với người thể trạng yếu, vừa mới phẫu thuật. Hơn nữa, những người mới phẫu thuật cần kiêng đồ tanh vì sẽ làm vết thương lâu lành, trong khi đó thịt vịt lại có vị tanh.
5. Người đang bị cảm
Những người mắc cảm thường mệt mỏi, cơ thể yếu ớt. Không nên ăn thịt vịt vì loại thịt này tính hàn, làm hạ nhiệt cơ thể, khiến bệnh nhân cảm bị lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu trong người… khiến tình trạng nặng hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận