Tuy nhiên trong chúng ta lại có nhiều người mất ngủ, ngược lại một số người ngủ quá nhiều. Cả hai trạng thái trên đều đối mặt với nguy cơ đột quỵ.
Thường là trạng thái: Khó đi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc, dễ thức giấc, khó ngủ lại… Thức dậy thường mệt mỏi, nặng đầu, kém minh mẫn… dẫn đến tình trạng suy nhược, căng thẳng, stress kéo dài. Có không ít người chủ quan với một vài đêm mất ngủ, không có biện pháp khắc phục kịp thời tình trạng cấp tính, khiến mất ngủ trở thành mãn tính.
Nguyên nhân thấy ở những doanh nhân bị áp lực công việc, kinh doanh không hiệu quả, sinh viên học sinh gặp áp lực thi cử, phụ nữ có chồng ngoại tình, con hư… và người lớn tuổi. Mất ngủ dẫn họ đến với rối loạn lo âu, dễ nổi nóng, giảm khả năng tư duy, xử lý các tình huống không còn bình tĩnh, minh mẫn dẫn đến những quyết định sai lầm.
Các chuyên gia ở ĐH Y khoa Icahn (ISM) công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ, ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm làm tăng 83% nguy cơ đột quỵ - tai biến mạch máu não so với người ngủ đủ 7-8 giờ. Các nghiên cứu cho thấy, ngủ ít làm giảm 60% khả năng giải quyết vấn đề và 40% trí nhớ dẫn đến hậu quả hay quên, mất tập trung, chậm chạp trong công việc và cuộc sống…
Người lớn tuổi thường đi vào giấc ngủ sớm hơn, đang ngủ tự nhiên thức dậy, trằn trọc một hồi, ngủ lại rồi thức dậy, đó là giấc ngủ ngắt quãng. Khi theo dõi mổ xác 315 người có giấc ngủ ngắt quãng, các nhà khoa học thấy 29% số họ bị đột quỵ, 61 % họ bị vữa xơ động mạch não gây tai biến mạch não. Theo Andrew Lim của Đại học Toronto (Canada), các tổn thương não là vấn đề quan trọng bởi chúng không những dẫn đến đột quỵ mà còn gây ra suy giảm nhận thức và vận động lâu dài. Giấc ngủ ngắt quãng gây suy giảm tuần hoàn máu đến não và ngược lại, suy giảm tuần hoàn máu não lại gây ngủ ngắt quãng.
Jill Bolte Taylor, một bác sĩ nghiên cứu giấc ngủ của Mỹ, giải thích rằng: khi bạn ngủ, não của bạn bước vào quá trình làm sạch những chất độc (trong đó có gốc tự do) đã hình thành trong quá trình bạn hoạt động suốt ngày. Gốc tự do lại là yếu tố cơ hội cho sự lắng đọng của mảng vữa xơ động mạch. Nếu bạn không ngủ đủ thì các chất độc ấy sẽ tồn đọng lại, đầu độc tế bào thần kinh khiến các tế bào này không hoạt động hiệu quả, trí nhớ giảm và hành vi rối loạn. Nếu bạn không ngủ đủ thì vữa xơ động mạch là “kẻ giết người thầm lặng” sẽ gặm nhấm sức khoẻ của bạn.
Ngủ nhiều quá cũng đột quỵ
Một người lớn tuổi đang ngủ 6 giờ một đêm nay bỗng nhiên ngủ tới 8 tiếng hoặc hơn thì người nhà không nên mừng, bởi theo các nhà khoa học, ở những người này nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4 lần so với người cùng tuổi. Công bố này dựa trên nghiên cứu thói quen ngủ và tỉ lệ đột quỵ của gần 10.000 người trung niên và cao tuổi (42-81) của các nhà khoa học ở Trường đại học Cambridge (Anh) thực hiện trong chín năm. T
rong quá trình nghiên cứu, có 346 người cả nam và nữ đã bị đột quỵ. Và tất cả những trường hợp đột quỵ này đều liên quan đến việc ngủ và ngủ quá nhiều. Đặc biệt là những phụ nữ có độ tuổi 63 trở lên có nguy cơ đột quỵ cao hơn hẳn nếu ngủ nhiều hơn mức bình thường. Nghiên cứu bệnh án thì thấy tất cả họ đều có tăng cholesterol, tăng huyết áp, béo phì và không hề tập luyện.
Giải pháp nào cho giấc ngủ?
Khi bạn thấy giấc ngủ thay đổi (khó ngủ hoặc ngủ nhiều) đều cần đi khám bệnh. Việc xét nghiệm máu định kỳ tưởng như đơn giản nhưng sẽ báo động nguy cơ này. Tuy nhiên tạo ra một phong cách làm việc khoa học, hiệu quả, đi ngủ đúng giờ, ăn uống hợp lý và tập luyện đều đặn mới chính là cách phòng mất ngủ và đột quỵ hiệu quả.
Lớp trẻ đừng ỷ là mình đang khỏe, vữa xơ động mạch bắt đầu rất sớm, đừng chờ tuổi trung niên hay già mới lo thì thường là quá muộn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận