Showbiz muôn màu

Sau Cửu Long thành trại: Vây thành, nhìn lại sức hấp dẫn của phim Hong Kong

THUÝ MINH

Đăng lúc 09:07 | 02/07/2024

Bỏ qua những pha nguy hiểm và các diễn viên chính để khám phá lý do tại sao phim Hong Kong thường được đón nhận nồng nhiệt như vậy.



Nhiều người vẫn đặt câu hỏi tại sao phim Hong Kong lại thành công đến vậy trên khắp thế giới dù Hong Kong chỉ là một vùng lãnh thổ bé nhỏ?

Lâu nay, phim Hong Kong đa phần được sản xuất bởi hãng phim Shaw Brothers và phân phối khắp châu Á, đạt được thành công quốc tế trong những năm 1970 đến những năm 1990.

Lý Tiểu Long - ngôi sao võ thuật Hong Kong nổi tiếng trên toàn thế giới

Lý Tiểu Long - ngôi sao võ thuật Hong Kong nổi tiếng trên toàn thế giới

Từng có thời gian huy hoàng, nhưng đến những năm 2000, phim ảnh Hong Kong bắt đầu lắng xuống dành cho phim Trung Quốc hay một số nước khác lên ngôi. Cho mãi đến giai đoạn gần đây, sau Cửu Long thành trại: Vây thành, mối quan tâm toàn cầu mới dành cho phim Hong Kong từ cả quá khứ lẫn hiện tại mới quay trở lại.

Hãy cùng Tuổi Trẻ Cười Online khám phá xem vì sao phim Hong Kong thường thành công đến vậy.

Phim Hong Kong có tính giải trí cao, phá vỡ rào cản văn hóa

Lý do chính cho sự thành công của điện ảnh Hong Kong là nhờ những bộ phim có tính giải trí cao của ngành công nghiệp này.

Cũng giống như nhà lý luận phim David Bordwell đã từng viết trong cuốn sách Planet Hong Kong vào năm 2000: "Làm thế nào mà ngành công nghiệp điện ảnh nhỏ bé này lại trở nên thành công như vậy? Một số câu trả lời nằm trong lịch sử và văn hóa, nhưng nhiều câu trả lời khác lại nằm trong chính các bộ phim".

"Ngành công nghiệp điện ảnh Hong Kong mang đến những điều mà khán giả mong muốn. Năm này qua năm khác, nó cho ra đời hàng chục bộ phim mới mẻ, sống động và gay cấn. Kể từ những năm 1970, đây được cho là nền điện ảnh đại chúng tràn đầy năng lượng và giàu trí tưởng tượng nhất thế giới", ông viết.

Hồng Kim Bảo (phải) - một trong những ngôi sao võ thuật được yêu thích của điện ảnh Hong Kong những năm 1970-1980

Hồng Kim Bảo (phải) - một trong những ngôi sao võ thuật được yêu thích của điện ảnh Hong Kong những năm 1970-1980

Chưa dừng lại đó, những bộ phim hành động Hong Kong cũng đã trở thành một loại "tiền tệ văn hóa" quốc tế khi các nhà sử học điện ảnh Law Kar và Frank Bren đã viết trong cuốn sách Điện ảnh Hong Kong: Một góc nhìn đa văn hóa.

Họ viết: "Sự bùng nổ võ thuật vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 đã thể hiện sự thành công trong việc kết nối người nước ngoài và người bản địa".

Bên cạnh đó, các "trận chiến" đã phát triển từ chế độ dựa trên sân khấu được cách điệu hóa sang chế độ thực tế hơn, trực quan hơn được hỗ trợ bởi các kỹ thuật chụp ảnh và chỉnh sửa học được từ phim phương Tây và Nhật Bản, cũng như bằng các hiệu ứng đặc biệt được phát triển từ nhiều năm làm phim võ thuật.

La Liệt trong một cảnh quay từ bộ phim Five Fingers of Death năm 1972 hay còn gọi là King Boxer.

La Liệt trong một cảnh quay từ bộ phim Five Fingers of Death năm 1972 hay còn gọi là King Boxer.

Tự do thể hiện cái tôi, kết nối những số phận thấp bé

Không những thế, những bộ phim Hong Kong còn phần nào thu hút khán giả yếu thế ở khắp mọi nơi khi phản ảnh được phần nào về những câu chuyện từ những cuộc đấu tranh của chính họ.

Điển hình như bộ phim Tinh võ môn khi Lý Tiểu Long đã nhắm thẳng vào sự áp bức và sự vô lối của Nhật Bản đối với những người đồng hương của mình. Anh đã truyền cảm hứng cho khán giả cổ vũ anh và cùng anh bước trên con đường báo thù.

Lý Tiểu Long trong một cảnh tĩnh của phim Tinh võ môn (1972)

Lý Tiểu Long trong một cảnh tĩnh của phim Tinh võ môn (1972)

Tuy nhiên, sau khi chiến thắng kẻ thù bằng tay chân, anh lại phải đối mặt với hàng loạt đạn từ súng trường của lực lượng thực thi pháp luật, khiến khán giả vô cùng khao khát được xem thêm nữa.

Chưa dừng lại ở đó, nếu là "mọt phim" Hong Kong, khán giả không còn xa lạ khi các đạo diễn, nhà sản xuất phim luôn mang cái tôi, mang sở thích "cái gì cũng được" của phương Tây vào phim trong những năm 1970 như những đề tài về phim người lớn, bạo lực và tội phạm...

Do đó, cảnh đổ máu, trụy lạc, khỏa thân, cờ bạc, lừa đảo và xã hội đen thường xuyên xuất hiện trong điện ảnh Hong Kong không có gì là xa lạ. Nó thật sự "quá đời" để khán giả tận hưởng.

Điện ảnh Hong Kong luôn mang tính quốc tế

Theo cuốn sách The Shaw Screen: A Preliminary Study, các nhà làm phim Hong Kong luôn tham gia vào bối cảnh điện ảnh toàn cầu.

Hãng phim Shaw Brothers - công ty sản xuất phim lớn nhất Hong Kong trong nhiều thập kỷ - cho biết: "Trong suốt nhiều năm, hãng phim đã tham gia trao đổi hợp tác với các công ty ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ, đồng thời tuyển dụng nhân tài từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và các nước phương Tây".

Lý Tiểu Long trong một cảnh của Long tranh hổ đấu (1973).

Lý Tiểu Long trong một cảnh của Long tranh hổ đấu (1973).

Điều đó được phần nào cho thấy những đóng góp to lớn của Shaw cho chủ nghĩa xuyên quốc gia, quốc tế hóa và hiện đại hóa nền điện ảnh Hong Kong đã từng dẫn đến việc Hong Kong được gọi là "Hollywood phương Đông".

Sau Cửu Long thành trại: Vây thành, nhìn lại sức hấp dẫn của phim Hong Kong- Ảnh 6.'Nhan tâm ký' của La Vân Hi vượt phim của Lưu Diệc Phi và Ngô Cẩn Ngôn Minh Dự từng Minh Dự từng 'lơ' đạo diễn Vũ Khắc Tuận khi được mời đóng phim Chú lừa hài hước Donkey trong Chú lừa hài hước Donkey trong 'Shrek' sẽ có phần phim riêng
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới SHOWBIZ MUÔN MÀU