"OK!". Họ trả lời, giọng như thể chán sống lắm rồi. Làm tôi cứ cảm thấy áy náy khi hỏi menu, gián đoạn câu chuyện của mọi người.
Tôi xem menu. Ối giời! Nước suối Aquafina 29.000 đồng, nước ngọt Pepsi có gas 25.000 đồng.
Tôi suy nghĩ: "Nước suối thì cũng chỉ là nước thôi, làm gì mà đắt hơn cả nước pha đường thế này. Tưởng càng nhiều nguyên liệu thì càng đắt tiền chứ nhỉ?".
Tôi hỏi phục vụ lý do.
"OK, vì nước suối này có thương hiệu". Cách họ trả lời giống như đang giảng cho một em bé bị hói hiểu thế nào là stupid.
"Yes, cảm ơn".
Thương hiệu, nước có nguyên tố hydro, hai phần oxy... và thương hiệu.
Minh họa: Phan Nguyễn |
Tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu tại sao menu lừa tình như vậy trong khi nhà hàng này là từ Thái Lan.
Tôi mới đi Bangkok, Thái Lan về và thấy phục vụ ở đó rất hay, rất chuyên nghiệp. Lúc tôi đến Nana Plaza xem các ladyboy nhảy múa, họ lịch sự vô cùng, biết cách làm hài lòng khách hàng.
"Swasdi! Hello! You are so handsome!" (Xin chào, bạn rất đẹp trai!)
Ông tây béo cũng biết là mấy cô ladyboy ba xạo, nhưng ai không muốn được khen là handsome khi mình xấu quắc như Hoàng Kiều lúc bị phá sản.
Tôi ước gì Việt Nam có nhiều ladyboy như thế trong cửa hàng, nhà hàng, làm phục vụ Việt Nam phát triển hơn, các anh Việt Nam handsome hoài luôn.
Mà trước đó có lần phục vụ Việt Nam không làm tôi thấy handsome lắm. Tôi vào một ngân hàng trên đường Hai Bà Trưng lúc 2h49 chiều. Chờ mãi trong hàng ghế mong có ai giúp thì lại nghe họ xì xầm với nhau:
Nhân viên 1: "Trời ơi, khách Tây kìa. Tao có biết tiếng Mỹ đâu".
Nhân viên 2: "Không sao, cũng gần 5 giờ rồi, giả vờ không thấy nó rồi tới "sorry, mình đóng cửa rồi".
Tôi bất ngờ quá, cứ ngồi ở đó không nói gì đến đúng 5 giờ tự đứng lên nói:
"Cảm ơn mọi người nhiều nhé! Vui lắm". Rồi đi về.
Thực ra tôi có thể thông cảm được vì đây là rào cản ngôn ngữ; họ sợ không biết tiếng Anh nên phục vụ sẽ không tốt, không hay bằng một ladyboy từ Thái Lan. Có nhiều thứ trong ngôn ngữ khá phức tạp. Điển hình một ví dụ là từ "dạ" trong tiếng Việt chẳng hạn.
Tôi thấy tiếc vì từ "dạ" không có trong tiếng Anh. "Dạ" không phải là "Yes". Vì người ta có thể hỏi một số họa sĩ biếm Tuổi Trẻ Cười:
"Anh mất trinh chưa?".
Dĩ nhiên họ sẽ trả lời:
"Dạ, chưa".
Tiếng Anh mình có thể hiểu lầm là "Yes, no." Có nghĩa là mình sẽ hiểu người ta một phần mất, một phần không, rồi ngồi suy nghĩ xem còn trinh một nửa là sao... Bối rối!
Người Việt biết rằng từ "dạ" là một từ nhằm mục đích cho người nói biết mình đang chú ý nghe, một từ rất lịch sự trong ngôn ngữ tiếng Việt.
Nếu có một cử chỉ tương đương với từ "dạ" thì đó là cúi đầu thật sâu, thiếu điều muốn lạy. Có lẽ đây chỉ là cảm giác của tôi thôi. Đặc biệt tôi rất thích khi người ta dùng từ "ôkê" thay cho từ "dạ" khi nói chuyện với tôi, vì họ nghĩ tôi là người nước ngoài, không hiểu tiếng Việt đâu.
Từ "OK" bằng tiếng Anh nếu dùng để trả lời với người lớn tuổi hơn mình thì hơi vô lễ một chút. Mình phải trả lời bằng một câu đầy đủ, hay ít nhất là "yes". Đây là lý do tại sao khi học một ngôn ngữ, mình nên học cả văn hóa nước đó nữa.
Ở Việt Nam, tôi thích đi nhà hàng nào mà phục vụ không biết tiếng Anh, hơn là nhà hàng có phục vụ biết đầy đủ tiếng Anh nhưng quên mất văn hóa phục vụ trong ngôn ngữ đó. Nghĩ xem nếu tôi được lựa chọn giữa một người nói "dạ", làm tôi sướng như là công tử Bạc Liêu được ăn hủ tiếu bằng vàng trong tiệm sang trọng của bạn. Hay là được trả lời "OK!" như thể nó mới lừa được mình mua một ly nước lọc bình thường đắt hơn cả nước ngọt, khi mình biết thừa nước ngọt chỉ là nước lọc pha đường. Tui biết mấy bạn đang lừa tui nhé, mà tui cũng không chịu mua nước ngọt của mấy bạn đâu, tui không muốn chết vì bệnh tiểu đường, tại vì không có lựa chọn nào khác nên mới phải mua nước suối đắt thôi nhé.
Hoặc còn lựa chọn cuối cùng: bỏ những nhà hàng cà chớn này, qua Thái Lan uống bia ở Nana Plaza với ladyboy. "Swasdi! Hello! You are so handsome!"
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận