Mới đây, một bài viết đăng tải trên một trang fanpage của Malaysia, đã gây bão mạng xã hội nước này, với chủ đề vô cùng nhạy cảm về nghiên cứu những người đàn ông có vợ.
Theo đó, một nữ sinh (giấu tên) đến từ bang Johor đã tiến hành nghiên cứu "Lý do tại sao một người chồng lại có thể lừa dối vợ mình". Để thực hiện đề tài này, cô "cải trang" thành một cô gái quyến rũ. Cô lần lượt tìm kiếm "con mồi" là những người đàn ông có vợ, để tìm ra sự thật khiến họ dám lừa dối "nửa kia", để tòm tem với cô gái khác.
Để bài luận thêm nhiều bằng chứng thuyết phục, cô lập kế hoạch đi chơi với "đối tượng nghiên cứu" ít nhất 2 lần/tuần. Sau đó, cô sẽ chủ động tán tỉnh anh ta trong 1 tuần. Dù vậy, nữ sinh cũng gửi lời xin lỗi đến những người phụ nữ đang đọc bài viết, nếu chẳng may đó là chồng của họ.
Cô cho biết thêm: 80% đàn ông sau khi hẹn hò với cô đều nói rằng đã "đổ gục". Thậm chí, có người còn muốn kết hôn, dù chỉ mới quen được... 1 tuần.
Thông qua những buổi hẹn hò, cô dần tìm ra được 5 kết luận được xem là lý do người đàn ông thường "chán cơm thèm phở".
- Người vợ dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội.
- Người vợ trông không hấp dẫn và lôi thôi.
- Người vợ cảm thấy ngần ngại khi quan hệ với chồng.
- Người vợ không tôn trọng chồng.
- Cảm thấy những phụ nữ khác trông hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, cô cũng thú nhận với mọi người rằng, đã lỡ "cảm nắng" một người đàn ông có vợ, khi thực hiện nghiên cứu trên.
Còn cư dân mạng Malaysia thì "từ chối hiểu" phương pháp nghiên cứu của nữ sinh này, cho rằng đó là phi đạo đức và sai trái.
Một tài khoản để lại bình luận: "Tôi hi vọng nghiên cứu của bạn nhận được điểm F từ giảng viên".
Trong khi đó, một cư dân mạng khác khó chịu và đưa ra thắc mắc: "Liệu không còn cách khác để thực hiện nghiên cứu? Thật sự quá đáng!".
"Đây chắc chắn là vấn đề giá trị đạo đức. Nhưng trong số các lỗi cô đưa ra, toàn do phụ nữ là nguyên nhân chính? Bản thân cô cũng là phụ nữ đấy! Quả thực rất phản cảm", một bình luận gay gắt khác nhận được nhiều đồng tình.
Chưa rõ, nữ sinh có nộp đề tài đã đăng tải trên fanpage hay không. Tuy nhiên trước sự phản đối của cư dân mạng, đề tài này chắc hẳn sẽ gây tranh luận ít nhiều khi đến tay giảng viên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận