Năm ngoái, Vương Tuấn Kỳ gây xôn xao làng bóng đá Trung Quốc khi trở thành chủ tịch của CLB Dalian Boyoung (Đại Liên Boyoung) sau này đổi tên là Đại Liên Chanjoy.
Cô là con của chủ tịch Li Fengzhe, thuộc tập đoàn Đại Liên Gigabit Group – tài trợ chính cho CLB bóng đá tọa lạc tại thành phố Đại Liên. Vừa thuộc con nhà danh giá, lại sở hữu nhan sắc xinh đẹp và tài năng, Vương Tuấn Kỳ nhanh chóng được xem như thần tiên tỷ tỷ của bóng đá Trung Quốc.
Nhiều cổ động viên còn nói đùa rằng cho dù Đại Liên Chanjoy có đá tệ cỡ nào, họ cũng hết lòng ủng hộ đội bóng vì có nữ chủ tịch xinh đẹp.
Ở mùa giải 2019, Đại Liên Chanjoy trải qua một mùa giải “hú vía” khi kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 17, vị trí vừa đủ để trụ lại giải hạng Hai Trung Quốc. Đó là một thành tích đáng khen cho Vương Tuấn Kỳ vì cô thân là nữ, không có kinh nghiệm gì và tuổi đời còn trẻ, lại dám làm chủ tịch một CLB bóng đá là điều không hề đơn giản.
Tuy nhiên, cuộc vui ngắn chẳng tày gang với "thần tiên tỷ tỷ" của bóng đá Trung Quốc. Vào cuối năm 2019, xuất hiện thông tin CLB Đại Liên Chanjoy nợ hơn 7 triệu Nhân dân tệ tiền lương và thù lao cho nhân viên, cầu thủ.
Tình hình kinh tế khó khăn khiến tập đoàn của cha Vương Tuấn Kỳ không thể trả lương cho cầu thủ. Đại Liên Chanjoy lâm vào cảnh lao đao và đến tháng 2/2020, CLB này chính thức bị giải tán vì không thể trả lương cho cầu thủ.
Cái tên Đại Liên Chanjoy và Vương Tuấn Kỳ biến mất khỏi làng bóng đá Trung Quốc. Nhiều thông tin cho biết công ty của nhà Vương Tuấn Kỳ đang bị chính quyền điều tra. Bản thân nữ "thần tiên tỷ tỷ" đã ra nước ngoài sinh sống.
Thực tế, chuyện của Vương Tuấn Kỳ không hiếm gặp ở bóng đá Trung Quốc. Nhiều ông chủ các doanh nghiệp vung tiền ra làm bóng đá theo kiểu "mua vui", không có kế hoạch bài bản và khi tình hình kinh tế của các "ông bầu" gặp khó khăn, đội bóng không thể tự nuôi sống mình và phải giải tán.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận