Cho những ai chưa biết, có một bộ phận không nhỏ những người phải “uốn lưỡi bảy lần” với chúng.
Bụng dạ bất thường
Thể thường, như mọi đồ biển, cua, ghẹ, vẫn “zách lầu” khoản dị ứng, kho kim loại nặng nhẹ (đồng, selen, thủy ngân ...), hóa chất độc (dioxin, PCBs...), và khó chối một ổ trùng, ký sinh trùng (cầu khuẩn, phẩy khuẩn, listeria monocytogenes, vibrio vulnificus/khuẩn ăn thịt người, sán lá, sán phổi...).
Danh sách “bảo trọng” cần nằm lòng
Chung quy, danh sách cần bảo trọng long thể trước món cua, ghẹ gồm:
- Người có cơ địa dị ứng, hiển nhiên. Dấu nhắc lớn, dị ứng hải sản nổi tiếng “sớm đầu tối đánh”, hôm qua lành không chắc bữa nay ổn. Trẻ con, chưa đủ “dữ liệu” về dị ứng, cần kiêng dè.
- Thịt cua tính hàn mạnh, nối bước là các vị đường ruột rối ren, cảm hàn, hen suyễn, mới ốm dậy...
- Tiểu đường, cao huyết áp. Cua giàu Natri. 100g thịt cua đã chứa 700mg Natri, chiếm mất 29% sở hụi mỗi ngày.
- Cô bác đang gặp các vấn đề xương khớp, gout. Cua, ghẹ miễn chê khoản đạm, purin, acid uric.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú. Cua giàu canxi, dễ rù quến bà bầu đầu tư thước tấc cho con trẻ, nhưng thân bầu bí, cẩn tắc, tránh dây vào điều tiếng là hay hơn cả. Cầm lòng không đậu, cũng chỉ nên xơi 1-2 lần/tuần, mỗi lần không quá 100g thịt cua.
- Cuối hàng, liệt kê một lượt gồm người rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày - tá tràng, sỏi thận, viêm túi mật, viêm gan...
Gạch cua, chẳng kém chị kém em
Một biển “chống chỉ định” nhỏ gắn riêng cho gạch cua, vốn giàu cholesterol, cho những ai đang gặp các vấn đề mỡ máu, cholesterol cao, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ. Gạch cua cũng rắn khoản kim loại không kém (cadmium), bà bầu, lần nữa cần dừng đũa cả với gạch cua.
Tương tác thuốc
“Đói ăn rau đau uống thuốc”, nhưng tránh ăn cua. Lại một bộ phận to đùng khác cần một dè hai chừng với cua, ghẹ, nhưng là lúc uống thuốc. Mấy chú 8 cẳng 2 càng được liệt vào danh sách tương tác thuốc hạng A.
- Số một là tránh cùng mâm với kháng sinh. Canxi và kháng sinh (nhóm tetracycline, flouroquinolones...) dính nhau trong ruột sẽ sinh kết tủa, mất tác dụng kháng sinh.
- Đồng trong thịt cua làm giảm hấp thu sắt, kháng sinh và oxy hóa biến vitamin C thành công cốc.
- Selen làm chậm đào thải thuốc, qua đó tăng tác dụng của thuốc an thần, tác dụng phụ thuốc giảm đau.
- Ăn cua tăng dược lực thuốc chống đông (heparin, enoxaparin, aspirin, clopidofrel, dalteparinhep...) đẩy người dùng thuốc đối mặt nguy cơ xuất huyết, xung huyết.
Ăn cùng nhau hại lẫn nhau
Không chỉ thuốc men, cua, ghẹ còn xếp sòng tương tác món ăn, trong đó, lắm màn ngưu mã gây hậu quả nghiêm trọng.
Tráng miệng sau bữa cua bằng hoa quả dễ sình bụng, khó tiêu. Uống trà, dùng rau quả giàu tanin (hồng, chuối xanh), cùng bữa với cua khiến protein thịt cua đóng vón vừa khó tiêu vừa tồn lưu trong ruột sinh men thối.
Cua, ghẹ mồi bén của các ông, nhưng ít ai biết, chúng khiến các ông ngấm rượu nhanh, dễ say và dễ “trúng gió”!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận