Trạm hoạt hình

Nhật Bản dùng AI chống vi phạm bản quyền anime và manga

HÀ TRÂM

Đăng lúc 12:15 | 04/12/2024

Một dự án mới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chống vi phạm bản quyền anime và manga vừa được Nhật Bản công bố.

Chính phủ Nhật Bản đang ủng hộ một kế hoạch mới, nhằm xóa bỏ tình trạng vi phạm bản quyền anime và manga trên không gian mạng bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

NHK đưa tin rằng Cơ quan Văn hóa của Chính phủ Nhật Bản đang xây dựng một hệ thống bằng AI, nhằm phát hiện và chống lại hiệu quả sự gia tăng của các trang web vi phạm bản quyền anime và manga. Dự án này có kinh phí 300 triệu yen (khoảng 2 triệu đô la).

Hệ thống sẽ phát hiện việc vi phạm bằng cách để AI đọc các thông tin như bố cục và quảng cáo của các trang web vi phạm bản quyền dựa trên hình ảnh nội dung do nhà xuất bản cung cấp, cho phép chủ sở hữu bản quyền dễ dàng can thiệp ngay khi phát hiện.

Nhật Bản dùng AI chống vi phạm bản quyền anime và manga - Ảnh 1.

Ranma 1/2.

Nhật Bản chuẩn bị chống lại nạn vi phạm bản quyền anime bằng AI

Người phát ngôn của Cơ quan Văn hóa Nhật Bản cho biết: "Có những hạn chế khi tìm kiếm các trang web vi phạm bản quyền bằng mắt thường, vì mất thời gian và chi phí. Chúng tôi muốn phát triển các biện pháp đối phó hiệu quả để giảm các trang web vi phạm bản quyền và bảo vệ chủ sở hữu bản quyền".

Động thái này có thể sẽ khiến các yêu cầu gỡ bỏ những trang web vi phạm bản quyền theo đạo luật DMCA (*) thông qua Google tăng mạnh. Công cụ tìm kiếm phổ biến này gần đây đã công bố báo cáo minh bạch mới, tiết lộ rằng các công ty như VIZ Media, Toei Animation và Aniplex of America nằm trong số các công ty lớn nhất thế giới cho phép gỡ bỏ những vi phạm bản quyền theo đạo luật DMCA.

Nhật Bản dùng AI chống vi phạm bản quyền anime và manga - Ảnh 2.

Dandadan.

Google tuyên bố đã công khai dữ liệu này, giúp mọi người hiểu được tác động của bản quyền đối với quyền truy cập vào nội dung thông qua Google tìm kiếm. Công ty hy vọng tìm ra một phương tiện thay thế để giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền, vì họ thường xuyên nhận được các trát đòi hầu tòa để yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng bị cáo buộc vi phạm bản quyền.

Nhà xuất bản One PieceJujutsu Kaisen Shueisha gần đây đã đệ đơn lên tòa án California để triệu tập Google, cùng với PayPal và VISA nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cuộc chiến chống vi phạm bản quyền anime.

Nhật Bản dùng AI chống vi phạm bản quyền anime và manga - Ảnh 3.

Solo Leveling.

Công cụ theo dõi AI mới của Chính phủ Nhật Bản không phải là công cụ duy nhất trong nỗ lực chống vi phạm bản quyền. Trước đó đã có công nghệ Toon Radar của WEBTOON.

Công cụ này sẽ nhúng thông tin vô hình vào webtoon để xác định nguồn rò rỉ. Công ty này đã thể hiện sự quyết tâm của mình bằng cách tiếp cận "không khoan nhượng" đối với nạn vi phạm bản quyền. 

Cũng là công ty thường xuyên nộp trát đòi hầu tòa, gần đây WEBTOON đã kiện hai cá nhân bị tình nghi với số tiền 700.000 đô la và tuyên bố trong tuần này rằng họ chịu trách nhiệm đóng 70 trang web vi phạm bản quyền có 1,2 tỉ lượt truy cập hằng năm.

Nhật Bản dùng AI chống vi phạm bản quyền anime và manga - Ảnh 4.

JoJo's Bizarre Adventure.

Ngành công nghiệp anime cũng đang sử dụng các chiến thuật tương tự như WEBTOON trong cuộc chiến chống lại những kẻ làm rò rỉ thông tin. Gần đây nhất, Aniplex và Toho đã có được lệnh triệu tập đối với nền tảng X để xác định một số người dùng bị nghi ngờ đã làm rò rỉ thông tin.

Họ đã xác định những người này thông qua việc nhúng các hình mờ gần như vô hình và credit (phần ghi công) giả vào các phiên bản truyền hình của các tập phim. Aniplex và Toho có thể giảm thiểu tình trạng vi phạm bản quyền của mình, nếu các hình mờ này được phát hiện sớm trước thời điểm phát hành trực tuyến.

Nhật Bản dùng AI chống vi phạm bản quyền anime và manga - Ảnh 5.

Dragon Ball.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây tranh cãi do "cảnh báo nhầm" một số cá nhân có thể không phải là người làm rò rỉ thông tin, chỉ vì họ đã vô tình chia sẻ một hình ảnh nào đó đã bị rò rỉ từ trước. Có khả năng công nghệ mới của Chính phủ Nhật Bản, nếu được đào tạo không đúng cách, cũng sẽ đưa một số cá nhân vô tình huống "bỗng dưng có tội".

(*) Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (tên gốc: Digital Millennium Copyright Act, DMCA) là luật bản quyền năm 1998 của Hoa Kỳ thực hiện hai hiệp ước năm 1996 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Nó hình sự hóa sản xuất và phổ biến công nghệ, thiết bị hoặc dịch vụ nhằm phá vỡ các biện pháp kiểm soát truy cập vào những tác phẩm có bản quyền (thường được gọi là quản lý quyền kỹ thuật số, tên gốc: digital rights management hoặc DRM). Nó cũng hình sự hóa hành vi phá vỡ sự kiểm soát truy cập, cho dù có vi phạm bản quyền thực sự hay không.

Nhật Bản dùng AI chống vi phạm bản quyền anime và manga - Ảnh 6.Những nhân vật manga được yêu thích nhất tại Nhật Bản Nhật Bản dùng AI chống vi phạm bản quyền anime và manga - Ảnh 7.Look Back: Bộ anime xứng đáng với giải Oscar Nhật Bản dùng AI chống vi phạm bản quyền anime và manga - Ảnh 8.10 bộ manga bán chạy nhất năm 2024
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới Trạm Hoạt Hình